quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

Nước nghèo dễ “mắc bẫy” an ninh môi trường

Chủ Nhật, 06/06/2010 | 02:15:00 PM

Mất an ninh môi trường khiến một quốc gia trở lên ốm yếu khi mất nguồn tài nguyên, bị đánh cắp hệ sinh thái, hay trở thành bãi chứa rác thải công nghệ.

 
 

Đây là những chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Đình Hoè – Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, sau khi ông biên soạn và cho ra mắt cuốn sách đầu tiên của Việt Nam về “Đảm bảo an ninh môi trường vì phát triển bền vững”.

Theo ông, có nhiều quan niệm về an ninh môi trường, nhưng nhìn chung là khi môi trường bị suy thoái, ô nhiễm gây ra nghèo đói, việc tranh chấp, giành giật tài nguyên giữa các quốc gia, các vấn đề ô nhiễm xuyên biên giới… ngày càng diễn biến phức tạp thì chúng ta có thể hiểu đó là mất an ninh môi trường.

Ở các nước phát triển, an ninh môi trường đã được lồng ghép vào các chiến lược phát triển bền vững, song ở Việt Nam, khái niệm này còn khá lạ. Nếu không nắm chắc, chúng ta dẫn dễ bị “hở sườn”.

Đưa ra vài ví dụ về việc chúng ta đang bị “hở sườn”, ông Hoè cho biết: Vedan là một minh chứng sinh động. Hành động xả thải vào môi trường của công ty này 10 năm qua đã tước đoạt sự sống của lưu vực sông Đồng Nai, Thị Vải, mà những người làm quản lý không biết, hoặc cố tình không biết. Hay như vụ vi phạm môi trường nghiêm trọng của Nhà máy sản xuất khung nhôm định hình Tung Kuang tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương; Nhà máy Đường Quảng Ngãi xả nước thải ra sông Trà Khúc…

Hàng loạt hệ thống sông đang chết dần do các doanh nghiệp đầu tư vào nước ta không chịu xử lý môi trưòng, tước đoạt hệ sinh thái của hệ thống sông Việt Nam, đưa nhiều người dân vào cảnh nghèo đói vì không còn cơ hội để mưu sinh trên các con sông.

Ông Hoè cho rằng, nếu đằng sau việc khai thác tài nguyên khoáng sản quá mức hay đưa công nghệ lạc hậu thể hiện âm mưu khai thác tài nguyên sinh thái một cách rẻ mạt thì thực sự có thể nghĩ đến âm mưu diễn biến hoà bình. Tất cả đều nằm trong vấn đề gây mất an ninh môi trường. Các nước nghèo cũng rất dễ bị mắc bẫy an ninh môi trường.

Ở mức độ nào đó, chúng ta đang có nguy cơ mất an ninh về môi trường, song quan trọng là chúng ta có nhận diện được vấn đề không, để từ đó đưa an ninh môi trường lồng ghép vào các chiến lược phát triển, còn nếu không, chúng ta còn bị xâm lược sinh thái hơn nữa. Chẳng hạn câu chuyện về nước ngoài thuê đất trồng rừng 50 năm, mua rẻ khoáng sản đem về nước chất đống để đời con cháu họ sử dụng… là những ví dụ của xâm lược sinh thái.

Theo ông Hoè: “Mua rẻ cũng là tước đoạt. Người bán rẻ tài nguyên là bị tước đoạt nhưng lại không thấy vấn đề, hoặc nhìn nhưng cố tình không nhận ra vấn đề” và sự “ngọt ngào” của các dự án đang làm cho nhiều người “say” với sự phát triển”.

Ông Hoè cũng cho rằng: Việc những người dân sống dựa vào rừng, dựa vào tài nguyên sinh thái, nay phải sang các nước khác để kiếm sống có được hiểu là mất an ninh môi trường. Bởi vì suy thoái môi trường dẫn đến tị nạn môi trường. Những cộng đồng sống dựa vào tài nguyên, khi mất các dịch vụ sinh thái, không còn mưu sinh được, họ trở thành tị nạn môi trường ở các khu đô thị khác hoặc sang nước ngoài để kiếm kế sinh nhai. Tại nhiều tỉnh gần biên giới, khi người dân không sống dựa vào tài nguyên sinh thái được, họ sẽ tìm cách sang các nước khác làm thuê.

Nói về việc phản ứng của các bộ, ngành khi ông vừa xuất bản cuốn sách, PGS.TS Nguyễn Đình Hoè chia sẻ: “Bộ Công an là đơn vị phản ứng nhanh nhất. Họ đặt mua 250 cuốn cho các lớp tập huấn của ngành, nhiều nhà khoa học cũng quan tâm. Nhưng nhiều đơn vị liên quan đến môi trường lại chưa có phản ứng gì”.

(Đất Việt 25/5/2010 )

Lượt xem: 1185

Các tin khác

Căn bản về tái hoang dã

(22/04/2024 08:37:AM)

Một nền kinh tế xanh cần nhiều thứ hơn chỉ là trợ cấp

(20/04/2024 06:23:AM)

Thúc đẩy phát triển đô thị theo hướng xanh, bền vững

(03/04/2024 07:56:AM)

Nước đã cạn

(30/03/2024 06:46:AM)

Bảo vệ môi trường – Nền tảng để phát triển kinh tế bền vững

(28/03/2024 07:08:AM)

Chuyển đổi xanh trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

(26/03/2024 05:49:AM)

Một số suy nghĩ về chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ “nâu” sang “xanh”, từ khai thác thâm dụng tài nguyên thiên nhiên sang phát triển dựa vào hệ sinh thái, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn - Từ phân tích thực

(25/03/2024 06:28:AM)

Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam

(24/03/2024 06:05:AM)

Thách thức khi tham gia thị trường tín chỉ carbon

(22/03/2024 07:08:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE