(VACNE) - Sáng ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tổ chức công bố kết quả và trao giải cuộc thi viết về Cây di sản Việt Nam năm 2024 cho các cá nhân và tập thể thuộc 25 tác phẩm đoạt giải thưởng Cuộc thi.
Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024 lần này có tổng cộng 25 Giải thưởng gồm 03 giải A, 07 giải B và 15 giải C theo Quyết định số 380/QĐ-HMTg, ngày 22/11/2024 của Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam
Xin giới thiệu tên các tác phẩm và tác giả đoạt giải
I. 03 Giải A
1. Tác phẩm “Món quà của tháng Ba” Ngô Thị Quỳnh Châu, Đại học Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
2. Tác phẩm “Lắng nghe cổ thụ” của tác giả Nguyễn Văn Học, Báo Nhân dân
3. Tác phẩm ““Mộc thương” nghìn tuổi và câu chuyện hồi sinh rừng lim cổ” của tác giả Nguyễn Xuân Thủy, Tạp chí Văn nghệ Quân đội
II. 07 Giải B
1. Tác phẩm “Cụ Trôi ngàn năm tuổi trong tâm thức người Bình Đà” của tác gải Nguyễn Văn Công, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội
2. Tác phẩm “Hai Cây Di sản cổ thụ nơi “Hà Nam đất mẹ anh hùng”” của tác giả Kiều Văn Hiếu, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
3. Tác phẩm “Độc đáo 4 cây Kơ nia di sản ở Hà Tĩnh” của tác giả Nguyễn Thị Hường, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh và Phan Thị Hà, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
4 Tác phẩm “Sự kiện bảo tồn và phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam là việc làm hướng về cộng đồng, của cộng đồng, do cộng đồng và vì lợi ích cộng đồng” của tác giả Trần Văn Miều, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
5. Tác phẩm “Cây di sản chùa Láng, giữ hồn thiêng làng việt xưa trong lòng phố hiện đại” của tác giả Phạm Hoàng Phương, Viện Kiến trúc Quốc gia, Bộ Xây dựng
6. Tác phẩm “Bóng thị Phước Tích - Cất tiếng vọng lịch sử ngàn năm hòa chung cùng nhịp thở Di sản Việt” của tác giả Hồ Thị Như Thủy, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế
7. Tác phẩm “Chuyện những cây nghiến Di sản”của tác giả Hoàng Thị Thu Trang, Báo Tuyên Quang
III. 15 Giải C
1. Tác phẩm “Chuyện về “cây thị ăn thề” hơn 700 năm tuổi gắn với sự tích cứu vua Lê Lợi” của tác giả Phan Khắc Ấn, Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường
2. Tác phẩm “Một số giá trị văn hóa - lịch sử - tâm linh - kinh tế và môi trường khi bảo tồn cây di sản (cây đa- cây gạo) thuộc làng lưỡng quán” của tác giả Lê Thiết Bình, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc
3. Tác phẩm “Cây Me, “Cây di sản Việt Nam”, Hình bóng vị Đô đốc triều vua Quang Trung” của tác giả Nguyễn Đình Chỉnh, Hội Văn nghệ dân gian thành phố Hải Phòng
4. Tác phẩm “Bên cây đa Tân Trào” của tác giả Nguyễn Chí Diễn (bút danh Nguyệt Phượng Yên Sơn), Công ty TNHH Hosiden Việt Nam (thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang)
5. Tác phẩm “Cây Di sản đầu tiên tại tỉnh Đắk Lắk” của tác giả Đỗ Thị Tuyết Dung, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định
6. Tác phẩm “Cây Di sản bằng lăng nước ở An Giang” của tác giả Trần Bích Hà, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
7. Tác phẩm “Dưới bóng me ngàn” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
8. Tác phẩm “Cây Di sản trong khu di tích Quốc gia chùa Bối Khê” của tác giả Hoàng Hữu Hóa, Trung Tâm Y tế Thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
9. Tác phẩm “Về Hổ Đội thăm cây đa di sản 600 năm tuổi” của tác giả Lã Quý Hưng, Báo Đầu tư
10. Tác phẩm “5 Cây thị cổ thụ nơi Hoàng đế Quang Trung từng buộc voi chiến” của tác giả Đặng Thanh Huyền, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội
11. Tác phẩm “Cây đa đền thượng sừng sững giữa đất trời Lào Cai” của tác giả Nguyễn Ngọc Linh, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai
12. Tác phẩm “Cây Di sản nơi hải đảo xa xôi” của tác giả Nguyễn Thùy Linh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi
13. Tác phẩm “Nhân giống Cây Di sản – Biến giấc mơ thành hiện thực” của tác giả Nguyễn Văn Quỳnh, Tạp chí Kinh tế Môi trường
14. Tác phẩm “Cây đa nữ tướng quân” của tác giả Nguyễn Thị Thủy, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
15. Tác phẩm “Dưới bóng Cây Di sản” của tác giả Phan Vân Trình, Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thanh - Truyền hình huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam
Các đại biểu và Ban tổ chức chụp ảnh lưu niệm
PV. VACNE