quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024

Lên đỉnh Tây Thiên

Thứ Sáu, 09/03/2012 | 06:31:00 AM

Đường lên Tây Thiên đẹp như một bức tranh thủy mặc. Vẻ đẹp ấy đã được vua Lê Dụ Tông khẳng định qua bài văn được khắc trên tấm bia Tứ điện tại đây: “…Tây Thiên là cảnh đẹp, núi thiêng, đá dựng ba tòa. Tháp nước đẹp cao vòi vọi. Nước phun chín khúc quanh co, trong vắt thấy đáy. Mây lãng đãng trôi trên chóp núi…cảnh thật kỳ tú”.

 

 

 

Tương truyền từ xa xưa, Ngài Khương Tăng Hội - một nhà tu hành Ấn Độ trong chuyến viễn du sang phía Đông, thấy cảnh núi rừng u tịch và trang nhã đã chọn nơi đây dựng lều làm chốn nghỉ chân và truyền bá đạo Phật. Đời vua Hùng thứ 6 tên là Hùng Chiêu Vương lên chùa Thiên Ân (trên đỉnh núi Tam Đảo) để cầu tự khi trở về đã gặp bà Lăng Thị Tiêu - (Bà được sinh ra từ khí thiêng của núi rừng Tam Đảo, chuyên trừ bạo cứu dân, phổ độ dân chúng) đã rước bà về làm vợ.
 

 

Đường lên Tây Thiên đẹp như một bức tranh thủy mặc. Vẻ đẹp ấy đã được vua Lê Dụ Tông khẳng định qua bài văn được khắc trên tấm bia Tứ điện tại đây: “…Tây Thiên là cảnh đẹp, núi thiêng, đá dựng ba tòa. Tháp nước đẹp cao vòi vọi. Nước phun chín khúc quanh co, trong vắt thấy đáy. Mây lãng đãng trôi trên chóp núi…cảnh thật kỳ tú”.
Nhưng, đường lên Tây Thiên không chỉ đẹp mà còn cao, xa vời vợi. Độ cao từ 54 - 1.100m so với mặt nước biển. Riêng chùa Tây Thiên ở độ cao 530m so với mặt nước biển, khiến những đôi chân du khách trở nên tê cứng.
Càng lên cao phong cảnh càng hữu tình với những con đường mòn lên núi chạy song song và đan xen với suối, trùng điệp cây rừng tỏa bóng mát. Bên cạnh các dãy núi trùng trùng, điệp điệp là các con suối nước chảy róc rách, trong suốt quanh năm bên ghềnh đá.
Càng lên cao, độ dốc càng lớn, xuyên thẳm giữa núi rừng là những bậc thang cao vời vợi, dài hun hút để rồi khi gối đã mỏi, chân đã chồn ấy cũng là lúc Đền Thượng cổ kính, oai nghiêm thấp thoáng dưới rừng tùng cổ kính xuất hiện.
Đứng trên đỉnh núi Thạch Bàn, cái mỏi, mệt của du khách khi  phải vượt suối, xuyên rừng, vượt núi như tan biến trước một vùng rộng lớn núi non liên hoàn, rừng cây thâm u rậm rạp, với tiếng suối chảy, thác reo, cảnh trí u nhã, thanh tịnh khiến lòng người không thể thanh khiết hơn.
Bước vào khu di tích du khách bắt gặp cây đa chín cội ngả bóng mát xuống Hữu Huyền Cung (nhân dân vẫn quen gọi là đền Thõng). Phía sau là dòng suối Giải Oan (còn gọi là Bát Nhã Tuyền). Ngược lên phía trên là Thác Bạc - dòng nước thơm của núi rừng Tây Thiên, với độ cao hơn 40m nước đổ xuống trắng xoá như giát bạc, chảy ra hợp lưu với suối vàng ở Hồ Sen rồi chảy ra khe Giải Oan.
Ngược lên Đầm Sen, Ao Dứa, núi Rùng Rình, nơi đây còn lưu giữ một hệ động thực vật rất có giá trị. Từ đây ngược lên khoảng 3 cây số nữa sẽ tới chùa Đồng Cổ, đúc toàn bằng đồng tốt. Trong chùa thờ hai tượng Phật, cho tới nay niên đại và lai lịch về hai pho tượng này vẫn là một bí ẩn mà các nhà khảo cổ học vẫn chưa tìm ra lời giải.
 

Du khách thập phương trên hành trình tìm về cội nguồn văn hóa tâm linh “Đến với Phật về với Mẫu” còn được thưởng ngoạn, cảm nhận đầy đủ nhất một Tây Thiên từ trên cao với: "…bên dưới sắc nước như chàm, sâu thẳm không thấy đáy; sườn núi có chùa Tây Thiên Cổ Tự, tre xanh, thông tốt, cảnh sắc thanh nhã, rộng rãi, trên đỉnh núi cao lại có chùa Đồng Cổ, từ phía tả khe Giải Oan trèo lên núi đến hồ sen, nước xanh biếc, trong hồ có thứ đá lạ và có sen đỏ, hoa nở bốn mùa. Hai bên ngoài hồ, suối từ sườn núi chảy ra, bên tả là suối Bạc, phát nguyên từ khe đá đỉnh núi chảy xuống trông như tấm lụa; bên hữu là suối Vàng…”.
Ngoạn cảnh  Tây Thiên, du khách được thưởng thức dư vị của 4 mùa: Gió xuân mơn man lúc bình minh, nắng hạ ấm áp vào buổi trưa, tiết thu dìu dịu khi chiều về và cái se lạnh của mùa đông khi bóng tối đổ xuống. Thiên nhiên đã góp phần kiến tạo nên vẻ đẹp của các đình, chùa, tạo thành quần thể di tích danh thắng Tây Thiên thêm độc đáo.

 



Nguyễn Linh

(ĐVO)


Lượt xem: 644

Các tin khác

Những điểm đến kỳ lạ ở Đông Nam Á

(23/05/2014 09:40:AM)

Kế hoạch công tác phòng, chống thiên tai 2014

(22/05/2014 12:57:AM)

Đậu nành, thực phẩm vàng của thế kỷ 21

(10/05/2014 07:36:AM)

Điện Biên cần thêm xanh, thêm hấp dẫn

(02/05/2014 03:39:PM)

Triển khai dự án phát triển du lịch bền vững tại miền Trung

(25/04/2014 09:44:AM)

Giáo trình Kinh tế và Quản lý môi trường

(24/04/2014 11:04:AM)

Mê Kông lọt top 10 dòng sông du thuyền hấp dẫn nhất thế giới

(19/04/2014 08:57:AM)

Vườn quốc gia Côn Đảo được cho thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái

(14/04/2014 06:34:AM)

“Không gian xanh” Văn Thánh

(13/04/2014 07:57:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE