quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
TẢN MẠN MÔI TRƯỜNG

Nhớ ngày về thăm Tiên Lục

Thứ Năm, 26/05/2011 | 09:21:00 PM

Thật là kỳ vỹ, thật là hoành tráng, xứng đáng được thế giới phong tặng “Cây dã hương Tiên Lục, cây dã thứ 2 thế giới” Đây không phải ta tự phong tặng cho cây để lấy oai về, mà đã được ghi hẳn trong bộ Từ điển Bách khoa của Pháp Larousse: ” Le camphrier de Tienluc, deuxieme camphrier du monde”.

TRẦN NGỌC HẢI - VACNE 
      Ngày đó, tôi và Đắc là “hoạ sỹ” kiêm “nhà báo”( Báo tường ấy mà) của trường. Năm 1960, chuẩn bị đón chào Ngày Quốc khánh 2-9, Tỉnh có mở Triển lãm về những thành tựu của quân và dân tỉnh ta trong 9 năm kháng chiến và những năm sau hòa bình; Nhà trường tổ chức một đoàn về thăm, viết bài, chụp ảnh, vẽ tranh về nơi trường tản cư, lập nghiệp trong 9 năm kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp.
      Đoàn do thầy Nguyễn văn Hiếu, thầy giáo dạy Trung văn (sau này là hiệu trưởng của trường) phụ trách, thầy Nguyễn Hữu Dực, người nhỏ, hiền lành đôn hậu, dậy Địa lý. “Họa sỹ” Đắc và tôi, 4 thầy trò đạp xe, lỉnh kỉnh đồ nghề như 4 nghệ sỹ thực sự, vượt dốc đèo, hồ chuông mương máng về thăm trường cũ.
     Cây dã hương ngàn tuổi nghe rồi mà nay mới thấy; gốc cổ thụ hàng chục người ôm không xuể; Ngọn cao vút trời, nhiều cành khổng lồ tỏa ra bốn phía, tán lá tỏa rộng mấy sào đất, xanh mướt phảng phất hương thơm., muốn thu toàn bộ hình ảnh của cây vào trong tầm mắt, phải đứng xa vài ba trăm mét. Thật là kỳ vỹ, thật là hoành tráng, xứng đáng được thế giới phong tặng “Cây dã hương Tiên Lục, cây dã thứ 2 thế giới” Đây không phải ta tự phong tặng cho cây để lấy oai về, mà đã được ghi hẳn trong bộ Từ điển Bách khoa của Pháp Larousse: ” Le camphrier de Tienluc, deuxieme camphrier du monde”. Tôi ngẩn ngơ sung sướng, lần đầu, lần đầu mà, đã nghe nay lại được thấy một đại thụ ở chốn quê nhà, không thể nào không xao xuyến.
     Lại nữa, dưới bóng dã hương đại thụ là Mái đình Viễn Sơn hoang toàng cổ kính với những hàng cột cũng đại thụ, cả một quần thể ấy gắn với mái trường phổ thông trung học cho cả khu vức phía bắc thời mới lập nước, thật là một kỳ quan giữa chốn bạt ngàn rừng xanh mây trắng. Tôi và Đắc mê mải ghi chép hình ảnh của tưng chi tiết của thân cây, các cành lá mập mạp rồi quay sang ngôi đình cổ kính vĩ đại, chứng kiến cho cả thời kỳ dài hàng mấy trăm năm binh đao khói lửa… Thầy Hiếu tiếp tuc chỉ tay về phía này phía kia: “đây là Tiên Lục, kia là Luộc Hạ và thầy đưa chúng tôi thăm nhiều nơi khác mà trường ta đã nhờ vả … rồi Chùa Quang Phúc; Đền Thánh Cả đến Đình Thuận Hòa cạnh đồi thông cổ đại nên thơ. Thầy Hiếu kể nhiều về trường ta trong kháng chiến với nhiều lớp người thành danh thật sự, những anh hùng và các chính khách sau này…Từng câu chuyện, từng mét đất nơi đây đã gieo vào lòng tôi những hoài niệm, những vấn vương vô hạn.
     D©n lµng (lúc đó) vÉn cßn nhí vµ tù hµo vÒ nhµ tr­êng lắm. Thầy trò tôi được dân làng mời chào thật nồng nhiệt, đặc biêt trẻ em thì rất thích thú xúm xit quanh hai “họa sỹ”, tạo nên một cuộc giao lưu tự nhiên và hồn hậu.
     Trời đã nhạt nắng, thầy trò chúng tôi tạm biêt các già làng đôn hậu, tạm biệt đàn em nhỏ chất phác, ra về trong hương dã ngào ngạt.         

     Một tuần sau, tôi mang đến trường bức tranh “Trường xưa” vẽ Cây dã hương và mái đình Viễn Sơn  bằng bột mầu trên cả tờ bìa lớn. Tả cảnh chiều hoàng hôn và các học sinh đến lớp , lớp học chính là mái đình Viễn Sơn huyền thoại.
     Tôi vẽ tiếp vài ba bức nữa cùng với Đắc được một bộ tranh về toàn cảnh trường PT cấp 2-3 Ngô Sỹ Liên ở Tiên Lục.
     Tranh được triển lãm cùng các thành quả quân dân ta đạt được sau kháng chiến. Thầy trò đến xem rất đông, khen ngợi, “ Tôi không thể ngờ được là trường ta lại có những họa sỹ giỏi đến như vậy”! ( Lời thầy Đản, dậy Sử, với chất dọng miền Trung sang trọng, khen ngợi chúng tôi. Sau này thầy đã cống hiến cho đất nước một thằng cháu ngoại tài ba, đó là nhạc sỹ tân kỳ Lê Minh Sơn của chúng ta. (Mẹ nó là cô Mỹ xinh tươi học sau tôi một lớp.)
     50 năm có dư. Bức tranh nay đã thất lạc Tôi coi bức tranh ấy như là một tác phẩm của 4 thầy trò tôi kính dâng lên Nhà trường. Gần đây tôi đã gom góp các nét vẽ thô sơ thuở nào để vẽ lại tác phẩm Cây Dã hương và Mái đình Viễn Sơn hoang sơ để cùng các bạn nhớ về một thuở xa vắng của trường ta.
     Đêm nay chong đèn ngồi viết những dòng chữ này mà lòng đầy  thương cảm! Thắp một nén hương gửi về tri kỷ… Đắc thì đoản mệnh, mất khi anh còn ôm giấc mộng trở thành sinh viên Trường Mỹ thuật để trở về quê vẽ tiếp những bức tranh của xứ sở mình. Thầy Đỗ Hữu Dực, rời trường ở tuổi hai nhăm vào Nam chiến đấu và đã hy sing anh dũng tai mặt trận Nam Bộ năm 1965. Thầy Hiếu cũng đã mất tại quê nhà…Còn tôi thì cũng lận đận khắp nơi, đi đâu cũng vấn vương với một câu hát, mà tên bài hát cũng quên, tác giả thì lại càng không nhớ, lõm bõm câu đúng câu sai để giải khuây nỗi nhớ quê nhà:  “Vườn dâu xanh ngát, mấy nếp tranh xa mờ, tiếng sáo diều dập dìu đường về quê xưa… Và ngân nga mãi cái điệp khúc: “Ôi , buồn nhớ quê hương”!
     Thời gian trôi mau quá! Thấm thoát trường ta đã sang tuổi 65, bao nhiêu vinh quang, bao nhiêu vất vả ngọt bùi,,, bao lớp người đã trưởng thành và từ đây ra đi giúp nước…
 
 

Lượt xem: 5152

Các tin khác

Văn hóa

(05/12/2024 05:16:PM)

ÔNG CHÁU CÙNG TRANH VẼ

(01/12/2024 10:12:PM)

Thắng Thua

(19/11/2024 06:03:PM)

Môi trường sang Đông

(09/11/2024 10:54:PM)

Tưởng ... nhàn

(07/11/2024 10:24:PM)

Cố đợi nhé

(06/11/2024 09:28:AM)

Rạn Trào

(03/11/2024 06:02:PM)

BẦU...RÁC

(31/10/2024 09:45:PM)

Thầy và Bệnh và Sách

(19/10/2024 04:28:PM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE