quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
CÂY DI SẢN VIỆT NAM

(Báo Cao Bằng): Lễ công nhận cụm 3 cây di sản Việt Nam tại Đền Kỳ Sầm

Chủ Nhật, 09/02/2014 | 07:59:00 PM

Sáng 8/2/2014, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường (BVTN&MT) tỉnh tổ chức Lễ công nhận cụm 3 cây di sản Việt Nam tại đền Kỳ Sầm, xã Vĩnh Quang (Thành phố).

  

 

Các đồng chí: Trần Hùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Hoàng Thanh Bình, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; Giáo sư, Tiến sỹ Khoa học Đặng Huy Huỳnh, Phó Chủ tịch Hội BVTN&MT Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Cây di sản Việt Nam; Tiến sỹ Nông Hồng Thái, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng, Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành tỉnh đến dự.


Cụm 3 cây di sản Việt Nam tại đền Kỳ Sầm, xã Vĩnh Quang (Thành phố).

Đền Kỳ Sầm thờ nhân vật lịch sử Nùng Chí Cao thế kỷ thứ XI, được triều đình nhà Lý phong chức Thái Bảo, một trong ba vị quan lớn nhất triều đình. Ngôi đền được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia năm 1992, thuộc xóm Bản Ngần, xã Vĩnh Quang (Thành phố). 

Tại khuôn viên đền Kỳ Sầm có 3 cây cổ thụ, gồm:

Cây Đa Tía có tên khoa học là Ficus altissma Blume (tiếng địa  phương "Co mạy lùng"), có khoảng 800 - 900 năm tuổi, chu vi 6,6 m, đường kính 2,82 m, cao 30 m. Cây Muỗm có tên khoa học là Mangifera foetida Lour (tiếng địa phương "Mạy mác cai"), trên 400 năm tuổi, có chu vi 4,5 m, đường kính 1,43 m, cao 35 m. Cây Gạo có tên khoa học là Bombax ceiba L ( tiếng địa phương "Mạy nghịu"), trên 200 năm tuổi, chu vi 3,25 m, đường kính 1,38 m, cao 35 m. Cả 3 cây đều phát triển xanh tốt, thế đững vững vàng, quấn quýt nương tựa vào nhau cùng phát triển, thân cây Gạo làm giá đỡ cho cây Đa.

3 cây cổ thụ tại khuôn viên đền Kỳ Sầm đã được Trung ương Hội BVTN&MT Việt Nam ra quyết định công nhận là cây di sản Việt Nam.

Phát biểu tại buổi Lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Hùng nhấn mạnh: Việc công nhận cụm cây cổ thụ tại Khu di tích lịch sử  - văn hóa Đền Kỳ Sầm là cây di sản Việt Nam là một trong những hoạt động rất có ý nghĩa, góp phần thiết thực trong việc bảo tồn nguồn Gen quý, đa dạng của hệ thực vật nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa tại khu di tích và là dịp tốt để quảng bá  du lịch Cao Bằng đến với bạn bè quốc tế và các địa phương trong cả nước. Các cơ quan chức năng, các tổ chức đoàn thể và nhân dân địa phương cần thực hiện tốt việc chăm sóc cụm cây di sản. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, đề cao vai trò của nhân dân trong việc tham gia quản lý bảo vệ di sản trên địa bàn toàn tỉnh.

 

 Một số hình ảnh tại buổi lễ:

 

Văn nghệ chào mừng Lễ công nhận cây di sản Việt Nam
Các đại biểu dự Lễ công nhận cụm cây di sản tại đền Kỳ Sầm, xã Vĩnh Quang (Thành phố).
 Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Hùng phát biểu tại buổi lễ.
Đại diện lãnh đạo địa phương nhận Bằng công nhận cây di sản Việt Nam.
Các đại biểu mở băng vải đỏ phủ bia đá cây di sản Việt Nam.
 

Minh Tuyền

(Báo Cao Bằng)


Lượt xem: 3555

Các tin khác

Cây táu bạc có niên đại 2.100 năm, tương truyền trồng từ thời vua Hùng thứ 18

(03/05/2025 07:58:PM)

'Đài quan sát' trên cây rỏi mật 500 tuổi

(02/05/2025 07:40:PM)

Mèo Vạc đón nhận danh hiệu “Cây Di sản Việt Nam” cho 4 cây cổ thụ

(24/04/2025 10:10:PM)

Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(18/04/2025 01:23:PM)

Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

(12/04/2025 11:32:PM)

Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam

(09/04/2025 11:08:PM)

Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam

(07/04/2025 02:58:PM)

Video: PHÚ QUỐC BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÂY DI SẢN VIỆT NAM

(31/03/2025 10:34:AM)

(Báo Nhân dân): Công nhận cây di sản Việt Nam cho 6 cây cổ thụ ở Phú Quốc

(31/03/2025 10:26:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE