quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
CÂY DI SẢN VIỆT NAM

(TTXVN): Cần sớm có cơ chế để bảo tồn cây di sản Việt Nam

Thứ Sáu, 12/10/2012 | 10:52:00 PM

Gần 200 nhà khoa học và đại diện cộng đồng, các cấp chính quyền cơ sở đến từ 30 tỉnh, thành phố tham dự Hội nghị tổng kết 3 năm sự kiện bảo tồn cây di sản Việt Nam tổ chức ngày 12/10 cho rằng cần có cơ chế bảo tồn cây di sản Việt Nam.

Cây thị hơn 500 năm tuổi được vinh danh Cây di sản Việt Nam. (Nguồn: Dân Trí)

 
 


Tại hội nghị do Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (VACNE) phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật (VUSTA) và Ủy ban Nhân dân quận Tây Hồ, Hà Nội tổ chức, tiến sỹ Phạm Văn Tân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VUSTA cho rằng để phong trào bảo tồn cây di sản lan tỏa sâu rộng hơn nữa, các đơn vị cần tuyên truyền vận động các ngành, các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội và cộng đồng cùng quan tâm.

Các cơ quan chức năng của Nhà nước cần tạo hành lang pháp lý và ban hành những quy định cụ thể cho phong trào bảo tồn cây di sản phát triển; đồng thời gợi mở việc bảo tồn Cây di sản Việt Nam bền vững, thông qua các phương thức khai thác du lịch, hoạt động văn hóa lịch sử, tâm linh…

Bà Lê Thị Thảo, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Tây Hồ khẳng định sự kiện bảo tồn cây di sản Việt Nam do Hội VACNE phát động có ý nghĩa rất thiết thực với đời sống của người dân, bảo vệ môi trường sinh thái. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, hoạt động này đã lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng và trở thành nét sinh hoạt văn hóa mới trong cộng đồng dân cư về ý thức bảo vệ môi trường và thiên nhiên, trong đó có nhân dân và cán bộ quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.

Theo thạc sỹ Huỳnh Thị Mai, Phó Cục trưởng Cục Bảo tồn đa dạng sinh học và tiến sỹ Dương Thanh An, Vụ trưởng Vụ Chính sách, đại diện Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), việc bảo tồn cây di sản Việt Nam đã trực tiếp bảo tồn các nguồn gen quý hiếm, đồng thời góp phần tích cực nâng cao nhận thức và xây dựng các hành vi ứng xử tốt hơn cho người dân đối với tài nguyên và môi trường.

Các đại biểu còn được nghe ý kiến đánh giá và những đóng góp sâu sắc của các nhà sinh vật học, các nhà quản lý ở các đơn vị Trung ương và các địa phương như Phú Thọ, Cao Bằng, Hải Phòng... nhằm bảo vệ tốt hơn những cây cổ thụ đã được vinh danh.

Hiện bản thảo ấn phẩm “Cây di sản Việt Nam” do VACNE biên soạn đã cơ bản hoàn thành, được VUSTA hỗ trợ in và sẽ sớm ra mắt./.

(TTXVN)


Lượt xem: 2290

Các tin khác

Cây táu bạc có niên đại 2.100 năm, tương truyền trồng từ thời vua Hùng thứ 18

(03/05/2025 07:58:PM)

'Đài quan sát' trên cây rỏi mật 500 tuổi

(02/05/2025 07:40:PM)

Mèo Vạc đón nhận danh hiệu “Cây Di sản Việt Nam” cho 4 cây cổ thụ

(24/04/2025 10:10:PM)

Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(18/04/2025 01:23:PM)

Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

(12/04/2025 11:32:PM)

Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam

(09/04/2025 11:08:PM)

Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam

(07/04/2025 02:58:PM)

Video: PHÚ QUỐC BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÂY DI SẢN VIỆT NAM

(31/03/2025 10:34:AM)

(Báo Nhân dân): Công nhận cây di sản Việt Nam cho 6 cây cổ thụ ở Phú Quốc

(31/03/2025 10:26:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE