quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG

90 triệu USD giúp Việt Nam ứng phó biến đổi khí hậu

Thứ Hai, 27/06/2016 | 04:47:00 PM

Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ hỗ trợ 90 triệu USD giúp Việt Nam cải cách chính sách nhằm hỗ trợ nghị trình biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh, cũng phù hợp với kế hoạch hành động về biến đổi khí hậu của Nhóm WB.

Đây là khoản thứ nhất trong loạt 3 khoản tín dụng tài trợ cho các hành động chính sách về biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh, trong khuôn khổ Chương trình Hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu của Chính phủ do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì. Loạt tín dụng này sẽ được chi cho công tác thực hiện các chính sách tăng cường quy hoạch, quản lý tổng hợp ven biể; các khoản đầu tư công có lợi cho lĩnh vực biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh, bảo vệ tài nguyên nước, cũng như tăng cường tiết kiệm sử dụng nước và trồng rừng ven biển. Khoản tín dụng cũng được dùng hỗ trợ các chính sách phát triển giao thông, sản xuất công nghiệp, tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng tái tạo nhằm giảm phát thải khí nhà kính.


Ông Achim Fock, quyền Giám đốc WB tại Việt Nam nói: “Tăng cường thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu, tăng khả năng chịu đựng là quan trọng đối với Việt Nam cũng như sự phát triển bền vững của nước này. Hỗ trợ chương trình nghị sự này của Việt Nam cũng nằm trong nỗ lực toàn cầu của WB về ứng phó với biến đổi khí hậu và đây là mục tiêu ưu tiên của chúng tôi”. Nguồn tín dụng do Hiệp hội Phát triển quốc tế cấp. Đây là nhánh cho vay ưu đãi phục vụ các nước nghèo nhất trên thế giới của WB - theo Tin Nhanh Chứng Khoán.

Vì sao không khí Hà Nội ngày càng ô nhiễm?

Chất lượng môi trường không khí của Hà Nội đã có biểu hiện suy thoái, đặc biệt là ở khu vực nội thành. Nồng độ ô nhiễm bụi ở một số nơi tại 1 số thời điểm đã vượt giới hạn cho phép. Đó là nhận định của ông Nguyễn Trọng Đông - Giám đốc Sở Tài Nguyên & Môi trường tại Hội thảo nâng cao năng lực quan trắc môi trường do UBND TP Hà Nội tổ chức ngày 26/6 – theo Báo Giao Thông Vận Tải.

Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, nguyên nhân khiến chất lượng không khí có biểu hiện suy thoái, đặc biệt là ở khu vực nội thành là do quá trình đô thị hóa kéo theo sự gia tăng dân số, số lượng phương tiện giao thông. Cụ thể, trên địa bàn thành phố, việc gia tăng sử dụng nhiên liệu hóa thạch (xăng), đặc biệt do sự gia tăng các phương tiện giao thông nên chỉ tiêu Benzen có xu hướng tăng dần qua các năm. Ngoài ra, quá trình đô thị hóa nhanh kéo theo các hoạt động xây dựng cùng với sự gia tăng dân số cơ học... đã gây ra ô nhiễm môi trường không khí, đặc biệt là ô nhiễm bụi và tiếng ồn.

Hà Nội sẽ phạt nặng người xả rác bừa bãi ra đường?

Người dân ở 3 quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng sẽ bị phạt nặng nếu xả rác bừa bãi trên đường phố, nơi công cộng. Theo Nghị định của Chính phủ về xử phạt hành vi vi phạm vệ sinh môi trường với hành vi vứt rác, thải rác trên hè và đường phố mới chỉ từ 300.000 - 400.00 đồng. Chúng tôi cho rằng chế tài này chưa đủ sức răn đe, đề nghị HĐND TP nghiên cứu tăng mức xử phạt với hành vi này – theo Dân Trí.

Trong những tháng qua, Hà Nội đang đẩy mạnh công tác đảm bảo vệ sinh môi trường. Trong đó, lãnh đạo, công chức các sở ngành ở Hà Nội trực tiếp tham gia vào tổng vệ sinh môi trường tại cơ quan, đơn vị. Thời gian tới sở này sẽ phối hợp với quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng xử phạt người dân vứt rác, xả rác bừa bãi trên đường phố, nơi công cộng. Người dân đổ rác không đúng giờ, không đúng nơi quy định cũng bị xử phạt.

Khởi công Dự án chống ngập 10.000 tỷ tại TP.HCM

Sáng 26/6, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng và lãnh đạo các bộ, ngành đã dự lễ khởi công xây dựng dự án “Giải quyết ngập do triều cường khu vực TP.HCM có xét điểm yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1). Tại lễ khởi công xây dựng dự án, Thủ tướng yêu cầu UBND TP.HCM và các bên liên quan phải theo sát kiểm tra tiến độ dự án 10.000 tỷ này. Dự án do Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Trung Nam đầu tư xây dựng theo hình thức hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT), tiến độ thực hiện dự án là 36 tháng (từ năm 2016 – 2018) – theo Báo Đầu Tư.

Dự án với 6 cống kiểm soát triều bao gồm Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân, Mương Chuối, Cây Khô, Phú Định. Quy mô mỗi cống rộng từ 40-160m2, xây một trạm bơm tại cống Bến Nghé công suất 18m3/s, 1 trạm bơm tại cống Tân Thuận công suất 24m3/s, một trạm bơm cống Phú Định công suất 18m3/s. Dự án xây dựng đê bao ven sông Sài Gòn từ Vàm Thuật  đến Sông Kinh khoảng 7,8km đê/kè ở các đoạn xung yếu, các cống nhỏ có khẩu độ từ 1,0m-10,0m từ Vàm Thuật đến Mương Chuối. Xây dựng nhà quản lý trung tâm cho toàn dự án và hệ thống Scada. Địa điểm xây dựng các công trình thuộc các địa bàn quận 1,4,7,8, huyện Nhà Bè, Bình Chánh.

Lập “đường dây nóng” tiếp nhận tin khai thác khoáng sản trái phép

Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Địa chất & Khoáng sản Việt Nam Lại Hồng Thanh cho biết, Bộ Tài nguyên & Môi trường sẽ thiết lập “đường dây nóng” tại Bộ và Tổng cục Địa chất & Khoáng sản Việt Nam, cũng như tại các địa phương nhằm tiếp nhận thông tin khai thác khoáng sản trái phép để kịp thời xử lý. Bộ Tài nguyên & Môi trường cũng sẽ có cơ chế bảo vệ và khen thưởng cho người cung cấp thông tin khai thác khoáng sản trái phép; kiến nghị Bộ Tài chính cần sớm ban hành Thông tư hướng dẫn cách lập dự toán chi ngân sách cho công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, để các địa phương có cơ sở thực hiện – theo VietnamPlus.

Mới đây nhất, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 03 ngày 30/3/2015 về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản. Bộ Luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực từ 1/7/2016 tại Điều 227 đã quy định tội "vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.” Như vậy về mặt thể chế cho công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác cơ bản đã hoàn thiện. Điều quan trọng phải tổ chức thực hiện tốt các quy định này. Cụ thể như tiếp tục tăng cường thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản một cách rộng rãi, nhất là chính quyền cấp xã và cho người dân nơi có khoáng sản.

Theo Mai Anh (moitruong.com.vn)

Lượt xem: 2219

Các tin khác

Chủ đề Ngày Trái đất 2024: Đối đầu của Hành tinh với Nhựa

(18/04/2024 07:27:AM)

Bến Tre: Phát triển giá trị đa dụng hệ sinh thái rừng

(13/04/2024 04:52:PM)

Vàng ròng tín chỉ carbon

(08/04/2024 07:45:AM)

Đồng Nai quyết tâm giảm phát thải carbon

(05/04/2024 07:30:AM)

Miền Bắc sắp đón không khí lạnh, nhiệt độ giảm mạnh

(04/04/2024 06:43:AM)

Thừa Thiên Huế: Tăng trưởng mạnh mẽ, hài hòa với các tiêu chí bền vững

(02/04/2024 07:29:AM)

Khai thác các giá trị của thiên nhiên theo hướng bền vững

(25/03/2024 06:18:AM)

Thái Bình chọn rừng

(24/03/2024 06:08:AM)

Chiến dịch Giờ Trái đất 2024 - "Giảm dấu chân Carbon - Hướng tới Net Zero"

(17/03/2024 07:00:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE