quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024

An ninh môi trường và sự hủy diệt của các nền văn minh. Bài 7: Văn minh Sông Nile - Ai Cập cổ đại

Thứ Năm, 20/09/2012 | 02:45:00 PM

Nền Văn minh Ai Cập cổ đại, với những kim tự tháp kỳ vĩ. ngay từ thời đại đồ đá đã phát triển rực rỡ nhờ dòng sông Nile cản bước sa mạc Sahara, cuối cùng cũng bị sa mạc hóa tàn phá kể từ khoảng năm 2200 trước CN. Các vương triều Ai Cập cổ đại sau đó, với những ảnh hưởng tàn dư của nền văn minh Kim tự tháp, cuối cùng cũng bị hủy diệt vào năm 343 trước CN.

Nguyễn Đình Hòe - VACNE

Ai Cập cổ đại (nguồn Internet)

1. Văn minh Sông Nile

Sông Nile bắt nguồn từ hồ Victoria ở khu vực xích đạo có mưa quanh năm nên lượng nước khá lớn. Tới Khác-tum sông Nile nhận thêm phụ lưu Nile Xanh, đến biên giới Ai Cập mặc dù chảy giữa miền hoang mạc và không nhận được thêm phụ lưu nào nữa, nước sông vừa ngấm xuống đất, vừa bốc hơi mạnh, nhưng ở Cai-rô ( Ai Cập ) về mùa cạn lưu lượng vẫn còn đến 700 m³/s [i].


Đại kim tự tháp Giza Ai Cập, niên đại 2560 – 2540 trước CN (nguồn Internet)

 

Tất cả các điều kiện sông Nile ưu đãi đã góp phần hình thành nền văn minh Ai Cập cổ đại từ rất sớm. Đánh bắt cá, nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đều phát triển ngay từ 3.000 năm trước CN. Đặc biệt, các di sản kiến trúc đồ sộ và đạt đến trình độ kỳ quan của thế giới như các kim tự tháp, những tuyệt đỉnh hội họa, điêu khắc và nghệ thuật ướp xác,… mà nền văn minh hiện đại phải ngưỡng mộ và chưa hiểu hết.

Tổng số hơn 80 Kim tự tháp ở Ai Cập được xây dựng chỉ trong khoảng thời gian hơn 100 năm vào khoảng giũa Thiên nhiên kỷ III trước CN. Đại kim tự tháp Giza (Gizeh) do ba vị pharaoh thuộc vương triều thứ tư xây dựng: Khufu (còn gọi là Kheops), Khafre (Chephren) và Menkaure (Mycerinus). Hoành tráng nhất và cũng bí ẩn nhất là Đại kim tự tháp nơi yên nghỉ của hoàng đế Kheops, trị vì vào khoảng 2650 năm trước Công nguyên. Nó và hai kim tự tháp nhỏ hơn Khafra và Menkaura là một trong Bảy kỳ quan thế giới duy nhất còn tồn tại đến ngày nay. Người Ai Cập cổ đại dùng vàng chụp lên đỉnh các kim tự tháp và ốp các mặt ngoài bằng đá vôi trắng đánh bóng, nhiều tấm ốp như vậy đã bị mất trong lịch sử hàng nghìn năm của kim tự tháp [ii].

Dọc hai bờ sông Nile và ven các hồ, đầm mọc rất nhiều cây papyrut (một loại sậy). Vỏ của loài cây này được người Ai Cập xưa dùng làm giấy viết. Chính các trang sử viết trên giấy papyrut được lưu giữ ở các bảo tàng châu Âu đã cho hậu thế biết được lịch sử, những thành tựu y học và văn hóa của Ai Cập cổ đại [iii].

Điều kiện khí hậu khô, nóng của Ai Cập giúp bảo tồn được khá nhiều công trình xây bằng gạch chưa nung. Các công trình bằng đá ở các khu đất cao, không ảnh hưởng bởi lũ lụt của sông Nile nhưng cũng chịu tác động không nhỏ của các cơn bão cát sẵn có ở vùng này [iv].

Văn minh Sông Nile là một trong những nền văn minh vĩ đại nhất thế giới mà nền khoa học ngày nay vẫn còn chưa hiểu hết. Ai Cập cổ đại lập quốc vào khoảng năm 3100 trước Công Nguyên bởi pharaong Menes, người đã cho xây thành Memphis và chọn đây làm kinh đô. Vương quốc Ai Cập cổ đại bắt đầu suy thoái từ 2200 trước CN mà nguyên nhân được giới khoa học hiện đại xác định là do không thích nghi được với sa mạc hóa. Triều đại cuối cùng, vương triều thứ 30, đã sụp đổ trước sức tấn công của người Ba Tư năm 343 trước CN. Lúc ấy người Ai Cập cũng đã kịp đào nên nền móng đầu tiên của kênh Suez nối liền Biển Đỏ với Địa Trung Hải.[v]

2.Biến đổi khí hậu hủy diệt văn minh Sông Nile

Tháng 2.2006, Tạp chí Science đã công bố kết quả nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu khoa học Quốc gia Pháp (CNRS) cho thấy chế độ sa mạc ở Sahara đã xuất hiện cách ngày nay chừng 7 triệu năm Tuy nhiên khí hậu và theo đó quy mô của sa mạc Sahara đã trải qua những biến đổi to lớn giữa ẩm ướt và khô hạn trong suốt lịch sử của nó. Trong kỷ băng hà cuối cùng, sa mạc Sahara lớn hơn ngày nay, vươn xa hơn về phía nam so với hiện tại. Sự kết thúc của kỷ băng hà mang tới giai đoạn ẩm ướt hơn cho Sahara, từ khoảng năm 8000 TCN đến 6000 trước CN. Sahara thời đó đã từng có rất nhiều loài động, thực vật sinh sống trong những khu rừng rậm rạp xanh tốt, kể cả nhiều loài thú kích thước to lớn mà ngày nay chỉ còn thấy nhờ các bức bích họa mà người tiền sử vẽ trên đá giữa sa mạc. Tới khoảng năm 2500 trước CN, gió mùa nồm nam vốn vẫn đưa mưa tới tận vùng Bắc Sahara đã rút dần về phía nam tới gần vị trí hiện nay, dẫn tới sự sa mạc hoá Sahara gia tăng. Tới năm 2500 trước CN Sahara đã trở nên khô hạn đến mức trở thành một biển cát không thể xâm nhập đối với con người, chỉ có rải rác một số khu định cư xung quanh các ốc đảo. Một trong những ngoại lệ chính là thung lũng sông Nile. Chính sông Nile giàu tài nguyên nước đã trở thành cái nôi cho nền văn minh mang tên nó xuất hiện [vi].

Thời kỳ 2.300 – 2200 năm trước CN cũng là thời kỳ hình thành và phát triển rực rỡ của các kim tự tháp, đồng thời cũng là thời kỳ liên tiếp xảy ra các vụ hỏa hoạn và hạn hán khiến mùa màng thất thu và bất ổn xã hội. Theo Marcia McNutt - chuyên gia của Sở Khảo sát địa chất Hoa Kỳ (USGS), vào khoảng năm 2000 trước CN, số lượng hóa thạch phấn hoa trong trầm tích vùng sông Nile đã giảm mạnh, đồng nghĩa với việc thảm thực vật đã giảm mạnh, trong khi đó lượng than củi (sinh ra do hỏa hoạn) lại tăng nhanh. Sa mạc hóa bành trướng rất nhanh vào 4 thời kỳ khác nhau thuộc giai đoạn 34.000 - 1.000 năm trước CN. Bùng nổ các trận siêu hạn hán bắt đầu từ khoảng 2.200 trước CN về sau dẫn tới nạn đói và sự suy vong trường diễn của Ai Cập cổ đại, Xét về mặt lịch sử văn minh, nền văn minh Sông Nile đã chấm dứt vào thời gian đó (2200 trước CN), Tuy vậy mãi đến vương triều thứ 30, năm 343 trước CN, vương quốc Ai Cập cổ đại suy kiệt trường diễn sau hơn 2 thiên niên kỷ chống chọi với sa mạc hóa mới bị hủy diệt hẳn trước sự xâm lăng của người Ba Tư (Iran)[vii].

Lượt xem: 2007

Các tin khác

Những điểm đến kỳ lạ ở Đông Nam Á

(23/05/2014 09:40:AM)

Kế hoạch công tác phòng, chống thiên tai 2014

(22/05/2014 12:57:AM)

Đậu nành, thực phẩm vàng của thế kỷ 21

(10/05/2014 07:36:AM)

Điện Biên cần thêm xanh, thêm hấp dẫn

(02/05/2014 03:39:PM)

Triển khai dự án phát triển du lịch bền vững tại miền Trung

(25/04/2014 09:44:AM)

Giáo trình Kinh tế và Quản lý môi trường

(24/04/2014 11:04:AM)

Mê Kông lọt top 10 dòng sông du thuyền hấp dẫn nhất thế giới

(19/04/2014 08:57:AM)

Vườn quốc gia Côn Đảo được cho thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái

(14/04/2014 06:34:AM)

“Không gian xanh” Văn Thánh

(13/04/2014 07:57:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE