quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
HOẠT ĐỘNG HỘI VACNE

Bài số 16: Nguy cơ hàng nghìn Cây Di sản tại Việt Nam có thể bị xâm hại và việc quay lưng với hành động chung của thế giới

Thứ Hai, 27/03/2017 | 09:08:00 AM

(VACNE) - Tiếp theo Bài số 7 "Tại sao là Di sản ?", VACNE đăng bài đã đưa trên Moitruong24h.vn để bạn đọc hiểu sâu hơn về sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

 Những ngày này, dư luận đang nóng lên với câu chuyện: trong quá trình lập lại trật tự vỉa vè, một loạt cây xanh đã bị đốn hạ “oan” tại các huyện Thạch Thất, Hoài Đức…(Hà Nội). Cũng không phải ngẫu nhiên mà Thủ đô Hà Nội dự định trồng mới 1 triệu cây xanh giai đoạn 2016 – 2020. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường đang diễn biến ngày càng phức tạp, việc bảo vệ và phát triển thảm cây xanh mới quan trọng là thế. Vậy không có lý gì lại đi xem nhẹ việc bảo vệ hệ thống cây xanh lâu năm trên địa bàn cả nước. Nguy cơ hàng nghìn Cây Di sản trên toàn lãnh thổ có thể bị xâm hại khi Bộ VHTT&DL bãi bỏ việc tôn vinh, đang đi ngược lại với xu hướng và nhận thức chung của nhiều nước trên thế giới…

Một cuốn sách viết về Cây Di sản tại Vương quốc Anh

Rất nhiều nước trên thế giới như Singapore, Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar, Nhật bản, Australia… đã tiến hành bảo vệ Cây Di sản như một loại danh mộc quý của đất nước.

Singapore là quốc gia có diện tích nhỏ dẹp, tốc độ đô thị hóa nhanh, đi tiên phong trong phong trào bảo vệ cây di sản. Cây di sản là những cây trưởng thành bất lỳ, mọc ở mọi nơi (khu bảo tồn, đô thị, nông thôn, ven đường, công viên), thuộc sở hữu công hay tư nhân được lựa chọn và bảo vệ theo quy định "Kế hoạch Cây di sản" (Heritage Trees Scheme) ngày 17/8/2001. Cây được tuyển chọn vào Danh mục Cây di sản được xét duyệt bởi Hội đồng gồm 9 chuyên gia và đáp ứng đủ các tiêu chí về hình dạng bên ngoài, chiều cao, đường kính thân cây, các giá trị về giáo dục, lịch sử và xã hội. Cây di sản được bảo vệ bởi một quỹ đặc biệt có tên là "Quỹ Cây di sản". Tại Singapore có một cây bồ đề tọa lạc trong ngôi chùa Kim Long (Jin Long Si) ở Singapore, phát triển từ một trong 12 hạt giống được các nhà sư thỉnh về từ Sri Lanka vào thế kỷ 19, đến nay cây đã trên 120 tuổi. Cây cao 30 m, đường kính thân trung bình 8,5 m, là cây bồ đề cổ nhất và lớn nhất Singapore theo xác nhận của Hội Thiên nhiên và Hội Vườn Quốc gia nước này. Rễ cây mọc bao trùm toàn bộ ngọn đồi nơi chùa Kim Long tọa lạc. Cây bồ đề này là một trong những "cây di sản" của Singapore.

Cây Di sản được in trên Tem thư ở Singapore.

Tại Australia cây cổ thụ Jarrhah thuộc chi bạch đàn Eucaliptus marginata mọc ngay cạnh bãi đỗ xe lối vào thị trấn Armadale, miền Tây Australia. Cây được xác định khoảng từ 400 đến 800 tuổi. Ý đồ chặt hạ cây đã 2 lần bị cộng đồng phản đối rầm rộ vào những năm 1987 và 1997. Khoảng 1147 kiến nghị đã gửi đến Bộ Di sản Úc đề nghị phải bảo vệ cây. Do đó vào năm 1997 Bộ này quyết định cây cổ thụ Jarrha thuộc diện cây di sản. Ở miền Tây Australia chỉ có 3 cây thuộc diện cây di sản.

Nhật Bản cũng là đất nước của các di sản, cây di sản vì thế cũng có sự quan tâm và bảo vệ. Điển hình là cây thông liễu, tên địa phương là Jomon Sugi, mọc trên đỉnh cao nhất của đảo Yakushima, ở độ cao 1.300 m, thuộc nhóm cây thông liễu Nhật Bản to nhất và già nhất. Nó khoảng từ 2170 tuổi đến 7200 tuổi theo những đánh giá khác nhau. Cũng có những ý kiến cho rằng nó phải đến 5000 tuổi thậm chí 6000 tuổi. Tên cây được đặt theo tên triều đại Jomon trong lịch sử Nhật Bản. Cây cao 25,3 m, thể tích gỗ khoảng 300 m3, đường kính thân cây trung bình 16,2 m, được phát hiện năm 1968. Việc phát hiện ra cây thông liễu cổ thụ này đã làm tăng vọt nguồn thu từ du lịch vốn chiếm trên một nửa doanh thu kinh tế của hòn đảo.

Hoạt động bảo tồn một cây Di sản tại Nhật Bản.

Và còn rất nhiều nước khác trên thế giới, cũng đã và đang chung tay bảo vệ cây Di sản, như một hành động thiết thực để bảo vệ Mẹ Thiên Nhiên, bảo vệ môi trường mà về cốt lõi là bảo vệ chính loài người.

Tại Viêt Nam, danh hiệu Cây Di sản Việt Nam được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) khởi xướng thực hiện từ ngày 18 tháng 3 năm 2010. Với thảm thực vật phong phú, hệ thống Cây Di sản đã lên tới hàng nghìn và chắc chắn còn được phát hiện và bảo vệ nhiều hơn nữa trong thời gian tới. Đây là việc làm thiết thực trong bối cảnh nước ta là một trong những quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng của quá trình biến đổi khí hậu, đồng thời tình trạng ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng đáng báo động.

Một hoạt động bảo tồn Cây Di sản của các chuyên gia, nhà khoa học tại Việt Nam.

Việc bảo vệ cây xanh, xét cho cùng giống như một động thái tự vệ cần thiết của mỗi cá thể, của cả cộng đồng khi những lá phổi xanh rất dễ bị xâm hại vì cả các lý do khách quan và chủ quan. Những bài học giáo dục cho trẻ từ khi còn nhỏ đã nhắc đến việc không ngắt hoa, bẻ cành nhằm định hình những nhận thức cần thiết giống như một kỹ năng sinh tồn. Các công dân khi lớn lên càng phải có ý thức bảo vệ cây xanh quanh mình như một lẽ tự nhiên khi chẳng đô thị nào trên thế giới này có thể thiếu cây xanh được cả. Thế mới có chuyện gần đây có công dân ở Hà Nội đã bị xử phạt vì đục đẽo vỏ của hàng loạt cây xà cừ, chuyện một người phụ nữ đi du lịch Đà Lạt bẻ cành hoa anh đào bị cả cộng đồng lên án…Ở tầm bao quát hơn, việc Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường  tôn vinh Cây Di sản trên khắp cả nước để bảo vệ nguồn “vàng xanh” của quốc gia, cũng nên xem như một hành động tất yếu cần có, phù hợp với vai trò và nhiệm vụ của một tổ chức được ra đời vì những mục đích cao đẹp đúng như tên gọi. Bảo tồn Cây di sản Việt Nam cũng là chủ trương đúng đắn có ý nghĩa quan trọng đối với Chiến lược bảo tồn phát triển bền vững đa dạng sinh học của Việt Nam. Khi mà có một thực tế đáng lo ngại là số cây cổ thụ trên cả nước đang có nguy cơ suy giảm do tác động mạnh từ con người, từ quá trình đô thị hóa và cả sự khắc nghiệt của thời gian. Cây cổ thụ có thể được coi là tài sản quốc gia nhưng thực tế, nhiều cây hiện chỉ được quản lý về mặt giấy tờ, chưa có cơ quan quản lý chính thức nào đứng ra bảo vệ cây.  Sự kiện bảo tồn Cây di sản Việt Nam cũng là cơ hội để tăng cường sự phối hợp hoạt động bảo vệ môi trường giữa cộng đồng với nhau, giữa cộng đồng với chính quyền và giữa trong nước và quốc tế như thực tế vừa qua đã cho thấy.

Cây Di sản Việt Nam ở Yên Thế, Bắc Giang.

Trở lại với sự kiện Bộ VHTT&DL vừa có văn bản số 932 yêu cầu dừng tổ chức vinh danh "Cây di sản", dư luận đang đặt câu hỏi: liệu cơ quan quản lý có “làm quá” không khi soi chiếu một hành động tất yếu phải có để bảo vệ cộng đồng, vì quyền lợi chung của cả cộng đồng dưới lăng kính của các quan điểm cứng nhắc? Động thái này của Bộ VHTT&DL liệu có đang đi ngược lại với xu hướng và nhận thức chung của cộng đồng Việt Nam và cả thế giới?!.

Đại diện UNESCO tại Việt Nam từng đánh giá cao sáng kiến vinh danh Cây di sản Việt Nam của VACNE. Cùng với việc đánh giá cao sự nhiệt thành của Chính phủ và các tổ chức quần chúng của Việt Nam đối với việc bảo vệ các khu dự trữ sinh quyển và thúc đẩy sự cân bằng giữa bảo tồn đa dạng sinh học, di sản văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thiết thực bảo vệ hệ sinh thái của Trái đất. Có thể nói, một tổ chức uy tín đang hoạt động ở nhiều quốc gia trên thế giới như UNESCO không thể bộc phát khi đưa ra những đánh giá tích cực như trên về hoạt động vinh danh để bảo tồn Cây Di sản tại Việt Nam do Trung ương Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam khởi xướng.

Lê Thạch (T/h)

Lượt xem: 2078

Các tin khác

Miền Bắc đón không khí lạnh từ sáng sớm mai

(07/05/2024 07:14:PM)

Toàn Hội nỗ lực hoàn thành kế hoạch hoạt động 6 tháng đầu năm 2024

(05/05/2024 11:54:PM)

Thống kê số lượt truy nhập hàng ngày trên Website VACNE tháng 4/2024

(02/05/2024 09:52:AM)

Trung tâm Ứng phó sự cố Môi trường Việt Nam (SOS) tổ chức tập huấn ứng phó sự cố tràn dầu cho Công ty Xăng Dầu An Giang

(26/04/2024 10:11:AM)

Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế tổ chức seminar khoa học về ứng phó sự cố tràn dầu

(22/04/2024 02:51:PM)

Tập huấn tác động của thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp và môi trường

(22/04/2024 01:16:PM)

Nghiên cứu đánh giá về đốt mở và sử dụng thuốc BVTV đối với môi trường và sức khoẻ con người ở Việt Nam là hoạt động thiết thực và có triển vọng.

(18/04/2024 05:50:PM)

Hội thảo tập huấn “Tác động của thuốc bảo vệ thực vật và đốt hở ngoài trời trong nông nghiệp lên môi trường và sức khỏe cộng đồng ở khu vực miền Trung”

(17/04/2024 11:22:AM)

(THPT) video “Phú Thọ - Khát vọng xanh”

(17/04/2024 10:42:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE