quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024

Bảo vệ nguồn nước hệ thống sông Đồng Nai là nhiệm vụ chiến lược của TPHCM và các tỉnh trên lưu vực trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa

Thứ Ba, 14/03/2023 | 02:55:00 PM

(VACNE) - GS.TS. NGND. Lâm Minh Triết, nguyên Phó Chủ tịch VACNE phụ trách hoạt động Hội khu vực phía Nam, người đã dành tâm huyết cho hàng loạt vấn đề môi trường nước quốc gia và khu vực. Tri ân cố Giáo sư, web Hội xin trích đăng bài báo của Giáo sư và các cộng sự, những người đang tiếp nối sự nghiệp của Giáo sư.

TextDescription automatically generated

GS.TS. NGND. Lâm Minh Triết phát biểu tại Đại hội lần thứ VI nhiệm kỳ 2013-2018

I. Đặt vấn đề

II. Tầm quan trọng của nguồn nước hệ thống sông Đồng Nai trong phát triển kinh tế – xã hội của TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh trên lưu vực

III. Tình hình diễn biến chất lượng nước hệ thống sông Đồng Nai

IV. Bảo vệ nguồn nước hệ thống sông Đồng Nai là nhiệm vụ chiến lược của TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh trên lưu vực

Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa, những vấn đề nêu trên chắc chắn sẽ còn diễn biến hết sức phức tạp. Nhằm đảm bảo các mục tiêu phát triển trong giai đoạn trước mắt và phát triển lâu bền, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trên lưu vực cần thiết phải phối hợp chặt chẽ và thống nhất hành động bảo vệ nguồn nước cho toàn lưu vực, xem đó vừa là mục tiêu để phát triển, vừa là điều kiện cần thiết để phát triển, vừa là nhiệm vụ chiến lược trong các kế hoạch phát triển ngắn hạn và dài hạn.

Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã thể hiện rõ quyết tâm bảo vệ môi trường đối với các lưu vực sông lớn ở Việt Nam, trong có có lưu vực hệ thống sông Đồng Nai (… xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường các lưu vực sông, trước hết là đối với sông Nhuệ, sông Đáy, sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Cầu, sông Hương, sông Hàn).

Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở khu vực hạ lưu của hệ thống sông Đồng Nai, do vậy các sức ép ngược lại của việc ô nhiễm nguồn nước ở hệ thống sông này lên phát triển kinh tế – xã hội của thành phố là rất lớn. Thành phố cần phải chủ động hơn nữa trong việc xây dựng và thực thi các chương trình, dự án, kế hoạch cụ thể và thiết thực nhằm đối phó với những khả năng tình huống xấu nhất có thể xảy ra và để bảo vệ an toàn nguồn nước hệ thống sông Đồng Nai phục vụ phát triển bền vững.

1. Chương trình hành động của Chính phủ nhằm triển khai Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị

Quán triệt Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngày 22 tháng 2 năm 2005 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị, trong đó có nội dung liên quan đến bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai: Sớm nghiên cứu, xây dựng cơ chế phối hợp giữa UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc lưu vực sông trong việc bảo vệ môi trường lưu vực sông.

Trước đó, ngày 2/12/2003 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, trong đó có nội dung ưu tiên cao cho việc xây dựng và triển khai Chương trình Bảo vệ môi trường lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai (Chương trình 16) trong tổng số 36 Chương trình ưu tiên từ nay đến năm 2020.

Đây là những căn cứ pháp lý hết sức quan trọng nhằm đẩy mạnh các hoạt động quản lý và bảo vệ môi trường đối với lưu vực hệ thống sông Đồng Nai.

2. Hình thành Chương trình Bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai

Vấn đề bảo vệ môi trường lưu vực sông hệ thống sông Đồng Nai đã được quan tâm từ nhiều năm qua. Ngày 21 tháng 3 năm 2002, Chính phủ đã ra công văn số 291/CP-KG về việc xây dựng Đề án tổng thể về bảo vệ môi trường nước lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai.

Theo đó, Ủy ban nhân dân TPHCM đã chủ trì (phối hợp với các tỉnh trong lưu vực sông) tổ chức một cuộc họp với các Bộ, ngành liên quan để làm rõ tình hình ô nhiễm môi trường ở lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai, thảo luận để thống nhất những định hướng, nội dung chính của Đề án, tạo cơ sở vững chắc để các bước của Đề án được xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện một cách nhanh chóng, có hiệu quả thiết thực. Tiếp sau đó, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ đạo các cơ quan có liên quan phối hợp xây dựng Đề án tổng thể về bảo vệ môi trường nước lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai và đề án cũng đã được trình lên Chính phủ.

Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai đã có một số thay đổi từ khi Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 2 tháng 12 năm 2003 phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Nội dung của Chiến lược này bao gồm 36 Chương trình, trong đó có Chương trình Bảo vệ môi trường lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai (Chương trình 16) được xếp vào loại ưu tiên rất cao.

Để triển khai Chương trình này một cách có hiệu quả, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo các đơn vị có liên quan tiến hành nghiên cứu xây dựng đề cương chương trình. Vừa qua, Viện Môi trường và Tài nguyên – Đại học Quốc gia TPHCM cũng đã phát thảo xong nội dung chương trình bảo vệ môi trường lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010 và trình lên Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3. Phối hợp thống nhất hành động bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai có ý nghĩa quyết định

Những ưu điểm rõ ràng của cách tiếp cận quản lý tổng hợp lưu vực sông xuất phát từ thực tế là nguồn tài nguyên nước bản thân nó không chấp nhận ranh giới hành chánh và phạm vi quyền hạn giữa các Bộ, ngành và các địa phương, và các quyết định quản lý và quy hoạch ở một phần lưu vực sông nhánh hoặc lưu vực sông lớn có thể có những tác động đáng kể đối với số lượng và chất lượng nước ở các khu vực khác. Ngoài ra, việc sử dụng đất, bảo vệ thảm phủ thực vật và quản lý tài nguyên nước có mối tương tác qua lại rất chặt chẽ và sự thay đổi ở việc này sẽ ảnh hưởng tới việc kia. Các cách tiếp cận “truyền thống” đối với quản lý tài nguyên nước dựa vào biên giới tỉnh và biên giới quốc gia theo bản chất tự nhiên của chúng dẫn tới không nhất quán, kém hiệu quả và thậm chí mâu thuẫn trong việc ra quyết định và thực thi.

Theo cách tiếp cận quản lý tổng hợp lưu vực sông, bất kỳ một chương trình hay kế hoạch nào nhằm vào việc quản lý và bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai cũng cần phải đáp ứng đầy đủ 4 yêu cầu cơ bản sau đây:

- Có được khung thể chế quản lý tổng hợp lưu vực sông một cách hợp lý;

- Có được hệ cơ sở dữ liệu thống nhất về tài nguyên và môi trường trên toàn lưu vực sông;

- Thống nhất việc quản lý và điều phối các hoạt động liên quan đến khai thác sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trong toàn lưu vực; và

- Sự tham gia của cộng đồng và các cơ quan chức năng trên lưu vực.

Để đáp ứng các yêu cầu trên, việc phối hợp thống nhất hành động giữa các địa phương, các ngành nhằm bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai vừa rất cần thiết, vừa mang tính chất quyết định. Trước đây đã có một số nghiên cứu và đề xuất về các mô hình quản lý tổng hợp lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai, nhưng cho đến nay vẫn chỉ là đề xuất. Do tính chất hết sức phức tạp của nó, cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu kỹ hơn.

4. Các nguyên tắc điều hòa và phối hợp giữa các địa phương trong quản lý môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai

Bất kỳ một cơ chế phối hợp trong công tác quản lý nào được đưa ra cũng đều phải dựa trên các nguyên tắc rõ ràng. Nếu các nguyên tắc đã được nhất trí là đúng đắn, thì khi đó vấn đề còn lại là tìm ra cách thức hữu hiệu nhất để thực hiện chúng. Dưới đây là 06 nguyên tắc cơ bản nhất:

- Lấy lưu vực sông làm đơn vị quản lý tài nguyên và môi trường nước;

- Tài nguyên và môi trường nước cần phải được quản lý thống nhất và tổng hợp;

- Tất cả các bên có liên quan quan trọng trong việc sử dụng nước và bảo vệ nguồn nước cần phải được công nhận và tham gia vào quá trình quản lý (vì nếu không sẽ nảy sinh nguy cơ chia rẽ và mâu thuẩn);

- Cần phân định rõ các trách nhiệm về quản lý nhà nước và quản lý vận hành (trong thực tế, điều này làm nảy sinh mâu thuẩn quyền lợi khi các cơ quan vừa chịu trách nhiệm quản lý nhà nước vừa đảm nhiệm việc quản lý vận hành công trình);

- Quá trình quản lý cần phải độc lập (quá trình quyết định phải như thế nào để giải quyết được các mục tiêu khác nhau của các ngành trong quản lý nước, không bị trói buộc vào các kết quả đạt được của bất cứ ngành dùng nước nào, cho dù đó là tưới, công nghiệp, cấp nước sinh hoạt, vận tải thủy, hay bất cứ ngành nào khác nhưng phải “dung hòa”);

- Các quyết định quản lý cần có cơ sở thông tin và kỹ thuật vững chắc hỗ trợ (cần có những hiểu biết sâu sắc những ảnh hưởng thực tế của việc dùng nước và các hoạt động gây tác động đến môi trường nước, trước khi làm các quyết định đúng đắn về chính sách và quy hoạch).

Để nhằm đạt được các mục tiêu chung về quản lý thống nhất và tổng hợp môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai, các tỉnh/thành phố trên lưu vực và các Bộ ngành hữu quan cần đẩy mạnh việc hợp tác toàn diện trên cơ sở các nguyên tắc bổ sung sau đây:

- Tài nguyên nước lưu vực hệ thống sông Đồng Nai thuộc sở hữu toàn dân. Tất cả các địa phương và các ngành kinh tế trên lưu vực đều được quyền khai thác, sử dụng tài nguyên nước để phục vụ cho đời sống và sản xuất, đồng thời có trách nhiệm bảo vệ nguồn nước, phòng chống các tác hại do nước gây ra trên nguyên tắc bình đẳng, công bằng và các bên cùng có lợi;

- Tổ chức Lưu vực hệ thống sông Đồng Nai là tổ chức trực tiếp điều phối và quản lý các hoạt động liên quan đến khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước ở lưu vực, có ảnh hưởng lớn đến quyền lợi và nghĩa vụ của các đối tượng dùng nước, vì vậy bất kỳ một quyết định nào do tổ chức này đưa ra đều phải thông qua Hội đồng của tổ chức;

- Việc khai thác, sử dụng, quản lý và bảo vệ nguồn nước và phòng chống tác hại do nước gây ra phải đảm bảo tính hệ thống của lưu vực sông, tính hệ thống của các công trình thủy lợi, không chia cắt theo địa giới hành chính và phải tuân theo Quy hoạch lưu vực sông dựa trên nguyên tắc sử dụng và quản lý tổng hợp nguồn nước;

- Việc điều hòa, phân phối tài nguyên nước cho các mục đích sử dụng khác nhau phải căn cứ vào tiềm năng thực tế của nguồn nước và phải tuân theo Quy hoạch lưu vực sông, đảm bảo nguyên tắc công bằng, hợp lý và ưu tiên về số lượng, chất lượng cho nước sinh hoạt. Trong trường hợp thiếu hụt nước, việc điều hòa, phân phối phải ưu tiên cao nhất cho mục đích sinh hoạt; các mục đích sử dụng khác phải được điều hòa, phân phối theo tỷ lệ quy định trong Quy hoạch lưu vực sông và đảm bảo nguyên tắc công bằng, hợp lý;

- Các hoạt động quản lý và bảo vệ môi trường cho dầu ở cấp tổng thể toàn lưu vực hay ở phạm vi riêng biệt của từng ngành, từng địa phương, từng công trình đều phải thực hiện trên nguyên tắc chủ động phòng ngừa, giảm nhẹ các nguồn gây ô nhiễm và hạn chế tối đa mức độ ô nhiễm môi trường do các hoạt động trên lưu vực gây ra;

- Các hoạt động kinh tế và xã hội trên lưu vực có nguồn thải ô nhiễm ra sông phải chịu lệ phí chất thải theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền. Mức phí cho mỗi đơn vị ô nhiễm sẽ được tính căn cứ trên khả năng thực tế tiếp nhận chất thải và tự làm sạch của từng đoạn sông, không lệ thuộc vào ranh giới hành chánh và/hoặc lĩnh vực gây ô nhiễm;

- Việc khai thác, sử dụng, quản lý và bảo vệ nguồn nước ở lưu vực hệ thống sông Đồng Nai, ngoài việc tuân thủ theo Quy hoạch lưu vực sông, phải tuân theo các điều chỉnh và hướng dẫn của Hội đồng Tổ chức lưu vực hệ thống sông Đồng Nai;

- Bảo đảm tính liên tục và đồng bộ trong hệ thống pháp luật Việt Nam, nhất là đối với các luật về tài nguyên;

- Các địa phương trên lưu vực phải có trách nhiệm cung cấp chính xác và kịp thời các thông tin và dữ liệu liên quan đến hoạt động kinh tế – xã hội và môi trường ở địa phương mình cho Tổ chức lưu vực hệ thống sông Đồng Nai và được quyền truy cập miễn phí các thông tin tổng hợp từ tổ chức này để phục vụ cho việc lập kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quản lý, bảo vệ môi trường ở địa phương mình;

- Nguồn lực phục vụ cho việc quản lý tổng hợp môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai phải được phân phối hợp lý giữa các tỉnh/thành trên lưu vực và các Bộ ngành hữu quan tùy theo phạm vi và mức độ ảnh hưởng đến môi trường chung của toàn bộ lưu vực và phải được sự nhất trí của Hội đồng Tổ chức lưu vực hệ thống sông Đồng Nai.

Lượt xem: 1036

Các tin khác

Nghiên cứu đánh giá về đốt mở và sử dụng thuốc BVTV đối với môi trường và sức khoẻ con người ở Việt Nam là hoạt động thiết thực và có triển vọng.

(18/04/2024 05:50:PM)

Hội thảo tập huấn “Tác động của thuốc bảo vệ thực vật và đốt hở ngoài trời trong nông nghiệp lên môi trường và sức khỏe cộng đồng ở khu vực miền Trung”

(17/04/2024 11:22:AM)

(THPT) video “Phú Thọ - Khát vọng xanh”

(17/04/2024 10:42:AM)

(VTV) – Video Lễ hội Đền Hùng 2024: Lan toả thông điệp "Khát vọng xanh"

(17/04/2024 10:24:AM)

Lan tỏa thông điệp “Khát vọng xanh” đến cộng đồng tại Lễ hội Đền Hùng 2024

(15/04/2024 12:50:PM)

Thống kê số lượt truy nhập hàng ngày trên Website VACNE tháng 3/2024

(10/04/2024 07:46:PM)

Bốn đơn vị được Hội BVTN&MT Việt Nam tặng Bằng khen “ Vì Môi trường Xanh quốc gia năm 2024”

(10/04/2024 05:50:PM)

Hội thảo tập huấn về: “Rủi ro đối với môi trường và sức khỏe từ hoạt động của đốt lộ thiên” tại khu vực phía Nam

(10/04/2024 02:07:PM)

Triển khai Chương trình “Phú Thọ - Khát vọng xanh”

(09/04/2024 05:06:PM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE