quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG

Bất ngờ với cây mắc ca đại thụ trong biệt thự cổ Đà Lạt

Thứ Sáu, 30/01/2015 | 07:59:00 AM

Mắc ca là một giống cây nhập ngoại (từ châu Úc) về Việt Nam trồng cách nay chưa đến 20 năm. Từ 6 năm trở lại nay, mắc ca được xem là “cây tỷ đô” đầy triển vọng của Việt Nam, nhất là đối với vùng Tây Nguyên nói chung và Lâm Đồng nói riêng.

Như vậy, về lý thuyết mà nói thì tuổi của mắc ca Việt Nam không vượt quá 20 năm. Tuy nhiên, mới đây, chúng tôi thực sự bất ngờ khi tận mắt nhìn thấy một cây mắc ca đại thụ duy nhất khá “hiên ngang” đứng trong khuôn viên dãy biệt thự Cadasa resort trên đường Trần Hưng Đạo, Đà Lạt, Lâm Đồng (bên hông biệt thự số 26). Cây mắc ca có tuổi lên đến năm mươi, bảy mươi hay cả trăm năm trong khuôn viên dãy biệt thự Pháp cổ (được xây dựng vào những năm 30 của thế kỷ trước) đứng đó tự bao giờ, không mấy người hay biết! Câu hỏi đặt ra: Đây có phải là cây mắc ca có tuổi lớn nhất và duy nhất của Việt Nam hay không?

Bất ngờ với cây mắc ca đại thụ trong biệt thự cổ Đà Lạt
Khu biệt thự Trần Hưng Đạo (Đà Lạt) được người Pháp xây dựng ngay từ những ngày đầu khi cao nguyên Lâm Viên được khám phá.

Cây mắc ca cổ thụ đứng bên hông biệt thự số 26.
Cây mắc ca cổ thụ đứng bên hông biệt thự số 26.

Ở Việt Nam hiện nay, hiếm có cây mắc ca nào có đường kính gốc lớn đến như thế này.
Ở Việt Nam hiện nay, hiếm có cây mắc ca nào có đường kính gốc lớn đến như thế này.

Theo lý thuyết, mắc ca trăm năm tuổi vẫn cho hoa và trái.
Theo lý thuyết, mắc ca trăm năm tuổi vẫn cho hoa và trái.

Giới báo chí Lâm Đồng bắt đầu quan tâm đến cây mắc ca cổ thụ trên đường Trần Hưng Đạo, Đà Lạt.
Giới báo chí Lâm Đồng bắt đầu quan tâm đến cây mắc ca cổ thụ trên đường Trần Hưng Đạo, Đà Lạt.

Chu vi ước khoảng 1,2m.
Chu vi ước khoảng 1,2m.

Chu vi ước khoảng 1,2m.
Phó GĐ điều hành Dalat Cadasa Resort Phạm Thị Thanh Tâm (trái) trao đổi với nhà báo về cây mắc ca “gây bất ngờ” trong khuôn viên biệt thự Trần Hưng Đạo mà Dalat Cadasa resort đang quản lý. Theo bà Tâm cho biết thì gần đây, có một số nhà khoa học và nhà quản lý thuộc ngành lâm nghiệp của tỉnh Lâm Đồng đến tìm hiểu và bắt đầu quan tâm đến cây mắc ca cổ thụ này.

Chu vi ước khoảng 1,2m.
Vấn đề đặt ra ngay từ bây giờ là làm thế nào để bảo vệ và quản lý tốt cây mắc ca cổ thụ duy nhất có ở Đà Lạt (và có thể cả Việt Nam).

 
Theo Khắc Dũng
(Lao Động)

 

 

Lượt xem: 2398

Các tin khác

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

(09/05/2025 06:28:AM)

Nam Định triển khai quy hoạch quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển

(07/05/2025 06:22:AM)

Làng nghề với bài toán “chuyển đổi xanh”

(05/05/2025 07:10:AM)

Phát hiện rừng chè cổ hàng trăm tuổi trên đỉnh Tà Đùng

(03/05/2025 07:57:AM)

Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên chính thức trở thành Vườn Quốc gia

(29/04/2025 06:11:AM)

Hòa Bình: Triển khai chiến dịch trồng 30.000 cây xanh nhằm phục hồi rừng tự nhiên

(25/04/2025 06:36:AM)

Hải Phòng chuyển đổi xanh, xây dựng hệ sinh thái thông minh bền vững

(24/04/2025 07:30:AM)

Không tổ chức ăn uống tại các điểm tham quan trong Vườn quốc gia Bạch Mã từ 1/5/2025

(24/04/2025 07:27:AM)

Găng néo – cây di sản cũng dùng làm thuốc

(21/04/2025 11:13:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE