quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
CÂY DI SẢN VIỆT NAM

Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam

Thứ Năm, 25/04/2024 | 12:55:00 PM

Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam

 

Ngày 24-4, khi chứng kiến cây đa làng Bàng Tân (xã Đại Đồng, Đại Lộc, Quảng Nam) được công nhận là cây di sản Việt Nam, nhiều người ấn tượng với bộ rễ khủng của cây đa cổ thụ này chồm lên trùm kín làm mái lợp, tường bao cho gian miếu thờ phía dưới.

 
 
Gian miếu thờ được bao bọc hoàn toàn dưới cụm rễ cây đa ở Bàng Tân - Ảnh: B.D.

Gian miếu thờ được bao bọc hoàn toàn dưới cụm rễ cây đa ở Bàng Tân - Ảnh: B.D.

Nhân chứng già nua ở Quảng Nam thành cây di sản

Cây đa ở làng Bàng Tân là hình ảnh đi vào tiềm thức, ký ức và qua nhiều thế hệ người dân ở Quảng Nam. Gốc đa tới nay được bà con góp công chăm sóc, bảo vệ, người dân thường tới nghỉ ngơi dưới tán lá mỗi lúc nắng nóng.

Ông Trương Minh Hạnh - trưởng thôn Bàng Tân - cho biết cây đa (còn gọi là cây da) tại đình làng Bàng Tân có khoảng từ năm 1771. Thời gian này người dân địa phương đã lập một gian miếu thờ ngay dưới gốc để thờ cúng các bậc tiền hiền.

Đến khoảng năm 1827, đình làng Bàng Tân được xây dựng. Đình là nơi thờ vị tiền hiền Nguyễn Thọ Trai (còn gọi là Nguyễn Quý Công) - là một trong những người đầu tiên khai khẩn vùng Bàng Tân.

"Vua quan đến thứ dân đều tin rằng đất có thổ công, sông có hà bá, làng có thành hoàng. Đình làng là nơi thờ cúng các đấng thiêng liêng, cầu mong cho dân an cư lạc nghiệp, cũng là nơi sinh hoạt cộng đồng truyền thống.

Hằng năm vào ngày rằm 16-3 âm lịch là lễ cúng cầu an tại đình làng Bàng Tân. Sau lễ cúng thì toàn bộ dân làng tập trung về dưới gốc cây đa.

Cây đa ở thôn Bàng Tân nằm giữa đồng lúa của người dân - Ảnh: PHẠM VĂN SƠN.

Cây đa ở thôn Bàng Tân nằm giữa đồng lúa của người dân - Ảnh: PHẠM VĂN SƠN.

Trải qua thời gian dài, cây đa Bàng Tân là nhân chứng già nua nhất ở vùng đất này chứng kiến nhiều thiên biến lịch sử. Cho đến nay người dân Bàng Tân luôn chăm sóc bảo vệ cây đa để tiếp tục sinh tồn, phát triển" - ông Hạnh nói.

Bà Nguyễn Thị Hồng Vĩ, chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Đại Đồng - cho biết ghi chép nhân chứng để lại thì cây đa ở Bàng Tân có tuổi đời trên 250 tuổi. Cây có chu vi 16 mét, đường kính khoảng 4 mét, thân cây cao khoảng 17 mét.

Bên cạnh đình làng, người dân đã dựng lên miếu Thần Nông. Trải qua trăm năm, cây đa cổ thụ đã bao trùm lên toàn bộ không gian, bộ rễ chồm lên trùm lên toàn bộ khu miếu thiêng này. Cây đa trồng theo hướng tây - tây bắc, đình xây dựng hướng đông - đông nam để tạo mô típ cây đa - đình làng.

 
Bộ rễ của cây đa làng Bàng Tân trùm lên khu miếu thờ - Ảnh: B.D.

Bộ rễ của cây đa làng Bàng Tân trùm lên khu miếu thờ - Ảnh: B.D.

"Cây đa không chỉ là tài sản sinh thái quý báu của người Bàng Tân, mà là không gian chứa đựng các giá trị văn hóa lịch sử của ông cha để lại trong vẻ u tịch xù xì của cây trăm tuổi. Đây là một trong những tiêu chí xanh, sạch đẹp mà xã xây dựng nông thôn mới" - bà Vĩ nói.

Giữ gìn cây di sản là giữ gìn mạch nguồn văn hóa, lịch sử

Tổng thư ký Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam - ông Phạm Văn Sơn cho rằng hiện cả nước có trên 7.000 cây di sản.

Mỗi cây đều có giá trị riêng, nhưng điều đặc biệt ở cây đa tại Bàng Tân ngoài tuổi đời, vóc dáng thì vị trí cây nằm trong không gian làng quê.

Cây đa là nhân chứng lâu đời nhất chứng kiến sự lớn lên và quần cư của làng Bàng Tân. Gốc đa, nơi bà con ngồi nghỉ ngơi dưới bóng mát mỗi lúc đi làm đồng, là không gian hẹn hò trò chuyện, nơi bàn việc đại sự của làng.

Phần dưới của gốc đa Bàng Tân vừa được công nhận là cây di sản - Ảnh: B.D.

Phần dưới của gốc đa Bàng Tân vừa được công nhận là cây di sản - Ảnh: B.D.

Quý hơn, bà con nhân dân cùng chính quyền đã gìn giữ, quy hoạch để biến dưới tán gốc đa là không gian sinh hoạt của làng.

"Cụ cây ở đây được gìn giữ không chỉ vì môi trường, mà bà con đang gìn giữ lịch sử. Đó là sự biết ơn với thiên nhiên, lịch sử, các bậc tiền hiền.

Lòng biết ơn đó chính là mạch nguồn, dòng chảy không ngừng của thời gian từ quá khứ tới tương lai.

Chỉ khi quý giá thiên nhiên, môi trường, lịch sử thì mới làm được như vậy. Mỗi một cây di sản đều ẩn chứa nguyên khí của địa phương, tấm lòng của người dân và chính quyền" - ông Sơn nói.

Dưới gốc đa Bàng Tân, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam đã trao bằng công nhận cây đa cổ thụ của người dân xã Đại Đồng là cây di sản Việt Nam.

THÁI BÁ DŨNG

(tuoitre.vn)

Lượt xem: 140

Các tin khác

TP.Thủ Dầu Một: Công bố quần thể Cây Di sản Việt Nam

(27/04/2024 05:20:AM)

Cây di sản cũng như người bệnh già, cứu rất khó

(25/04/2024 01:07:PM)

Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(24/04/2024 10:43:PM)

Cây Đa phường Phú Mỹ, thành phố Thủ Dầu Một được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(24/04/2024 09:33:PM)

Đề nghị các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường

(24/04/2024 03:18:PM)

[Photo Story] Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ tại Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(22/04/2024 09:31:AM)

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(22/04/2024 09:24:AM)

(Báo Sơn La): Lễ công bố Cây di sản Việt Nam cho quần thể 57 cây chè Shan tuyết cổ thụ

(22/04/2024 09:19:AM)

Ba cây Ruối cổ quần tụ trước ngôi đình thời Lý- Trần ở Hải Phòng được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(21/04/2024 04:35:PM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE