quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
CÂY DI SẢN VIỆT NAM

Bứng cây trăm tuổi để phục vụ một đêm diễn!

Thứ Hai, 31/05/2010 | 09:14:00 PM

Để phục vụ cho việc dàn dựng sân khấu của chương trình Hành trình mở cõi (chỉ diễn ra một đêm 10.6), BTC Festival Huế đã cho bứng gốc và di chuyển những cây đại cổ thụ hàng trăm tuổi.

 

 
Hàng cây đại duyên dáng dọc Hộ Thành hào trước kỳ đài khi chưa bị bứng - Ảnh: Văn Thanh

Trong những ngày này, cố đô Huế đang tất bật chuẩn bị cho Festival Huế 2010. Tại sân khấu của chương trình Hành trình mở cõi ngay tại kỳ đài Huế đã xảy ra một chuyện lạ đời: hàng cây đại (hoa sứ) tuổi đời hàng trăm năm tuổi bị bứng lên để dành đất cho sàn diễn.

Một cô giáo buổi sáng đi tập thể dục bất chợt giật mình khi thấy người ta tiến hành đào bới, bứng trắng một dãy dài gần 20 cây đại cổ thụ hàng trăm năm tuổi duyên dáng dọc Hộ Thành hào, ngay trước kỳ đài Huế. Cô giáo đã gọi điện cho PV Thanh Niên giọng như khóc: “Các anh có cách chi cứu giúp hàng đại kẻo người ta bứng trốc gốc hết rồi. Đau lòng quá!”.

Có mặt tại hiện trường, chúng tôi cũng không khỏi giật mình khi chứng kiến hàng cây đại cổ thụ duyên dáng đã bị bứng gần sạch, trơ ra một khung cảnh kỳ đài trống trải và khô khốc trong nắng hè gay gắt.

 

 
...và sau khi đã bị bứng đi nơi khác để lại một không gian trống trải - Ảnh: B.N.L

 

Trao đổi vấn đề này với KTS Phùng Phu, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, ông cho biết các cây đại sau khi bứng đi sẽ được bảo quản, chăm sóc và trồng lại ngay sau khi chương trình kết thúc. “Trong các kỳ festival trước chúng tôi cũng đã bứng cây rồi sau đó trả lại nguyên trạng, có ảnh hưởng gì đâu” - ông Phùng Phu nói.

Theo chúng tôi, việc giải thích như trên là chưa thỏa đáng, vì khu vực bứng cây là khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích, được yêu cầu giữ nguyên hiện trạng. Với thời tiết khắc nghiệt mùa hè của Huế hiện nay, cùng với việc di chuyển sẽ không tránh khỏi những trầy xước, hư hại thân, cành và cả dáng vẻ cổ thụ rêu phong của cây đại.

Thêm nữa, từ lâu Huế được đánh giá cao là đã biết tận dụng di sản, sử dụng hài hòa nét đặc thù văn hóa để tạo nên những giá trị mới thông qua các kỳ festival. Hàng cây đại cổ thụ trước kỳ đài từ lâu đã góp phần tôn tạo khung cảnh nên thơ cho Huế, tại sao không giữ nguyên nó để phục vụ cho đêm diễn mà lại bứng đi nơi khác?

Cách làm này đã cho thấy thái độ ứng xử “có vấn đề” đối với di sản văn hóa của các nhà tổ chức.

Theo Bùi Ngọc Long
Thanh Niên

(Tiền Phong, 31/5/2010)

Lượt xem: 2803

Các tin khác

Mèo Vạc đón nhận danh hiệu “Cây Di sản Việt Nam” cho 4 cây cổ thụ

(24/04/2025 10:10:PM)

Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(18/04/2025 01:23:PM)

Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

(12/04/2025 11:32:PM)

Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam

(09/04/2025 11:08:PM)

Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam

(07/04/2025 02:58:PM)

Video: PHÚ QUỐC BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÂY DI SẢN VIỆT NAM

(31/03/2025 10:34:AM)

(Báo Nhân dân): Công nhận cây di sản Việt Nam cho 6 cây cổ thụ ở Phú Quốc

(31/03/2025 10:26:AM)

Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(28/03/2025 04:29:PM)

Thêm một cây cổ thụ của thành phố Hải Phòng được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(23/03/2025 06:48:PM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE