quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
CÂY DI SẢN VIỆT NAM

Cần bảo vệ khẩn cấp cây vải cổ thụ trên chùa Trù Phong

Thứ Hai, 08/04/2013 | 06:13:00 PM

(VACNE) - Cây vải cổ thụ trên chùa Hồ Thiên trong không gian tĩnh lặng của rừng già góp phần tạo lên vẻ đẹp cổ kính của ngôi chùa cổ có lịch sử huy hoàng của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

 
Cây vải cổ thụ trên chùa Hồ Thiên thân đã bị mục ruỗng nhiều
       Trên núi cao thuộc dãy núi Yên Tử ở địa bàn xã Bình Khê, huyện Đông Triều (Quảng Ninh) có ngôi chùa cổ, tên trong sử sách là Trù Phong tự, một đại danh thắng của xứ Đông xưa. Ngôi chùa cổ đó còn có tên gọi là chùa Hồ Thiên, nằm ở phía Nam của ngọn núi Phật Sơn. Trên chùa có cây vải cổ thụ đã hàng trăm năm tuổi là chứng tích của cả một thời kỳ lịch sử tự nhiên, lịch sử xã hội của vùng đất linh thiêng trên dãy núi Yên Tử và mang giá trị tâm linh đặc biệt.
      Theo sử sách, chùa được xây dựng vào thời Trần và  chính là nơi đăng đàn thuyết pháp của Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông, Tổ thứ nhất Thiền phái Trúc Lâm.Vào thế kỷ thứ XIV, Pháp Loa, Tổ thứ hai Thiền phái Trúc Lâm kế tục sự nghiệp của Trần Nhân Tông vào năm 1327, Pháp Loa đã cho xây dựng ở đây hàng chục công trình lớn nhỏ khác nhau, quy mô đồ sộ như chùa chính, khu nhà bia, khu tăng xá, khu vườn tháp...để làm nơi truyền kinh giảng đạo. Đến thời Lê Trung hưng, chùa đổ nát và triều đình đã đứng ra trùng tu lại.
     Cây vải cổ thụ trên chùa Hồ Thiên trong không gian tĩnh lặng của rừng già góp phần tạo lên vẻ đẹp cổ kính của ngôi chùa cổ có lịch sử huy hoàng của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.Song điều đáng tiệc hiện nay là cây vải đã già cỗi và mục ruỗng phần gốc và thân. Theo nhà sư Thích Đạt Ma Trí Thông đang trụ trì tại chùa thì mấy năm nay, cây vải cổ thụ này đã không cho quả được nữa, nhiều cành to thì đã chết khô, phải chặt đi…Mới đây, chúng tôi có dịp hành hương lên vãn cảnh chùa, khi quan sát quanh gốc cây vải cổ thụ, bởi cây trên núi cao và dốc, nước mưa đã sói mòn và rửa trôi đất quanh gốc cây, chỉ trơ lại đá núi. Do đó, rễ cây vải cổ thụ già nua không hút được chất dinh dưỡng để nuôi cành và lá của cây.
      Chùa Hồ Thiên được công nhận là di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia trong Khu di tích lịch sử nhà Trần tại Đông Triều. Vấn đề đặt ra là các cơ quan chức năng cần có giải pháp khoa học để bảo vệ cây vải cổ thụ trên chùa. Việc giữ gìn và bảo vệ vải cổ thụ này không chỉ là trách nhiệm của chính quyền các cấp, nhân dân địa phương mà của cả cộng đồng khi đến nơi này.


Bộ rễ cây vải cổ thụ lằn trên đá cũng đã mục

     Trung Hiếu
 
 

Lượt xem: 4668

Các tin khác

Cây táu bạc có niên đại 2.100 năm, tương truyền trồng từ thời vua Hùng thứ 18

(03/05/2025 07:58:PM)

'Đài quan sát' trên cây rỏi mật 500 tuổi

(02/05/2025 07:40:PM)

Mèo Vạc đón nhận danh hiệu “Cây Di sản Việt Nam” cho 4 cây cổ thụ

(24/04/2025 10:10:PM)

Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(18/04/2025 01:23:PM)

Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

(12/04/2025 11:32:PM)

Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam

(09/04/2025 11:08:PM)

Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam

(07/04/2025 02:58:PM)

Video: PHÚ QUỐC BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÂY DI SẢN VIỆT NAM

(31/03/2025 10:34:AM)

(Báo Nhân dân): Công nhận cây di sản Việt Nam cho 6 cây cổ thụ ở Phú Quốc

(31/03/2025 10:26:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE