quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG

Canh tác thân thiện với động vật hoang dã ngăn chặn suy giảm côn trùng

Chủ Nhật, 18/06/2023 | 04:58:00 AM

Số lượng cá thể ong, nhện, bọ đất và ruồi hoa đã giảm nhanh gấp đôi trên đất canh tác, bất chấp những nỗ lực đầu tư canh tác bền vững tại Anh.

 
Ruồi hoa và ong thợ đỏ trên bông bồ công anh. Côn trùng cung cấp thức ăn cho các sinh vật khác, thụ phấn cho cây trồng và tái chế chất dinh dưỡng. Ảnh: Tony Phelps/Alamy.

Ruồi hoa và ong thợ đỏ trên bông bồ công anh. Côn trùng cung cấp thức ăn cho các sinh vật khác, thụ phấn cho cây trồng và tái chế chất dinh dưỡng. Ảnh: Tony Phelps/Alamy.

Theo một báo cáo mới tại Vương quốc Anh, trong 30 năm qua, các biện pháp bảo tồn thiên nhiên đã thất bại trong việc ngăn chặn sự suy giảm của côn trùng trên đất nông nghiệp. Số lượng cá thể ong, nhện, bọ đất và ruồi hoa đã giảm nhanh gấp đôi trên các khu vực đất thâm canh hoa màu.

“Trên thực tế, đối với hầu hết các nhóm đối tượng được phân loại và đưa vào nghiên cứu này, sự suy giảm số lượng cá thể dường như đã tăng tốc trong những năm gần đây,” các nhà nghiên cứu viết trong bài báo Đa dạng sinh học động vật không xương sống tiếp tục suy giảm ở đất canh tác, được xuất bản trên tạp chí Kỷ yếu của Hội Hoàng gia B.

Bài nghiên cứu chỉ ra rằng, mặc dù đã có tác động tại địa phương, các biện pháp canh tác thân thiện với động vật hoang dã đã không được áp dụng trên quy mô đủ lớn để có tác động trên toàn quốc. Tuy nhiên, các nhà khoa học tin rằng những thay đổi sau Brexit đối với chính sách nông nghiệp của Vương quốc Anh có thể giúp ngành nông nghiệp đạt được những mục tiêu đó.

Trưởng nhóm nghiên cứu Francesca Mancini, từ Trung tâm Sinh thái và Thủy văn Vương quốc Anh, cho biết: “Thông điệp chính gửi tới các nhà hoạch định chính sách là: Bất chấp những nỗ lực chúng ta đã bỏ ra trong 30 năm qua, điều này là chưa đủ. Chúng ta cần xem lại những gì mình đã làm và cố gắng làm tốt hơn cho tương lai vì sự đa dạng sinh học, cũng như vì tương lai của ngành nông nghiệp”.

Nghiên cứu đã so sánh các khu vực có độ che phủ đất trồng trọt cao và thấp. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng ở những khu vực có độ che phủ đất trồng trọt cao, sự suy giảm diễn ra nghiêm trọng hơn. Ở những khu vực có hơn 50% diện tích đất trồng trọt, các loài động vật không xương sống đã biến mất khỏi 5% địa điểm được ghi nhận sự sống vào năm 1990. Trong khi đó, ở những khu vực có diện tích đất trồng trọt dưới 50%, ghi nhận sự biến mất của các động vật không xương sống khỏi địa điểm ghi nhận sự sống là 2%.

Máy kéo phun thuốc trừ sâu trên cánh đồng ở Shropshire, Anh. Thuốc trừ sâu là một trong những tác nhân chính làm mất môi trường sống và gây hại cho quần thể côn trùng. Ảnh: Peter Barritt/Alamy.

Máy kéo phun thuốc trừ sâu trên cánh đồng ở Shropshire, Anh. Thuốc trừ sâu là một trong những
tác nhân chính làm mất môi trường sống và gây hại cho quần thể côn trùng. Ảnh: Peter Barritt/Alamy.

Trong số sáu nhóm đối tượng phân loại được kiểm tra, nhện và ong chịu ảnh hưởng nặng nề nhất ở những khu vực có hơn 50% diện tích đất trồng trọt, cho thấy mức giảm tương ứng là 7% và 4%. Các nhà nghiên cứu nghi ngờ sự sụt giảm tồi tệ hơn trước năm 1990, nhưng thiếu dữ liệu để khẳng định.

Mancini nói: “Đây là những sự sụt giảm đáng cảnh báo. Do sự ra đời của các kế hoạch môi trường và sự cải thiện chính sách từ những năm 1990, chúng tôi đã hy vọng rằng xu hướng này sẽ chậm lại hoặc trở nên ổn định. Nhưng thực tế thì không phải vậy. Số lượng loài vật vẫn đang giảm dần”.

Hoàng Giang (Theo The Guardian)

Lượt xem: 942

Các tin khác

Làng nghề với bài toán “chuyển đổi xanh”

(05/05/2025 07:10:AM)

Phát hiện rừng chè cổ hàng trăm tuổi trên đỉnh Tà Đùng

(03/05/2025 07:57:AM)

Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên chính thức trở thành Vườn Quốc gia

(29/04/2025 06:11:AM)

Hòa Bình: Triển khai chiến dịch trồng 30.000 cây xanh nhằm phục hồi rừng tự nhiên

(25/04/2025 06:36:AM)

Hải Phòng chuyển đổi xanh, xây dựng hệ sinh thái thông minh bền vững

(24/04/2025 07:30:AM)

Không tổ chức ăn uống tại các điểm tham quan trong Vườn quốc gia Bạch Mã từ 1/5/2025

(24/04/2025 07:27:AM)

Găng néo – cây di sản cũng dùng làm thuốc

(21/04/2025 11:13:AM)

Tăng trưởng xanh ở Việt Nam: Đột phá trong kỷ nguyên bền vững

(21/04/2025 06:49:AM)

Hà Nội tăng tốc thực hiện cam kết khí hậu COP26, COP29

(20/04/2025 07:14:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE