quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
CÂY DI SẢN VIỆT NAM

Cây Bồ Đề gần nghìn năm tuổi tại thôn Dung, xã Hưng Đạo, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Thứ Bảy, 22/10/2016 | 06:00:00 PM

(VACNE) - Cây Bồ Đề gần nghìn năm tuổi, chu vi thân 10 người ôm không xuể tại thôn Dung, xã Hưng Đạo, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) trao Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam ngày 22 tháng 10 năm 2016.


 

Ngày 22/10/2016, chính quyền và nhân dân xã Hưng Đạo, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên đã long trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận cây Bồ Đề gần 1000 năm tuổi là Cây Di sản Việt Nam.

Đây là cây cổ thu thứ hai của tỉnh Hưng yên được VACNE phong tặng danh hiệu cao quý này, sau sự kiện Cây Đa làng Vân, xã Liên Phương, TP Hưng Yên được vinh danh Cây Di sản Việt Nam tháng 4 năm 2014.

Trong diễn văn khai mạc của,ông Hoàng Văn Dỡ, Trưởng thôn Dung, đã giới thiệu tóm tắt về làng Dung, một làng cổ ở Đồng bằng Bắc Bộ (ĐBBB ) có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời tại khu vực trung tâm ĐBBB. Nói tới làng Dung là nói đến Đậu, nơi thờ Trời. Trước cổng tam quan có ghi 4 chữ “Tam thanh pháp giới” (thờ Thượng thanh, Thái thanh và Ngọc thanh), nơi đạo Phật, đạo Lão và đạo Nho cùng phát triển (“Tam giáo đồng lưu”) vào thế kỷ thứ IX.

Theo truyền ngôn, “Quán Đậu” chùa Đậu Dung được xây dựng trên Hàm Rồng rât linh thiêng, trước kia là một quần thể kiến trúc đồ sộ bao gồm: Tam Bảo, Nhà Tổ, Nhà Mẫu, Đền và Đình làng. Ngôi chùa gắn liền với sự hiện diện của Cây Bồ Đề, niềm tự hào của nhân dân địa phương. Nói đến Đậu Dung là phải nói tới Cây Bồ Đề.ngót nghìn năm tuổi, chứng tích từ thuở lập làng vào thời đại các vua Hùng với việc cư dân Lạc Việt khai khẩn vùng Châu thổ sông Hồng. Cây cao lớn, rễ bám chằng chịt có tới 10 người ôm cũng không xuể. Cây có những cành to soắn suýt với nhau, một cành cây cũng phải to như cây cột đình, từ xa đã nhìn thấy ngọn Đề 

Trong lời phát biểu của mình, ông Doãn Anh Quân, tỉnh ủy viên, Bí thư huyện ủy đã nhấn mạnh, di tích Đậu Dung, một Đậu cổ, tuy đến nay không còn nhưng may mắn còn lại Cây Đề, là cây cổ thụ hiếm hoi, niềm tự hào của nhân dân, là di sản vật thể, cũng là di sản phi vật thể ghi nhận các chứng tích, lịch sử của địa phương.

Theo chỉ đạo của đồng chí Bí thư tỉnh ủy và của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên, địa phương đang sưu tầm tài liệu chứng minh làng Dung là cái nôi của Đồng bằng sông Hồng và sự kiện. Cây Đề được công nhận là cây Di sản Việt Nam là một khẳng định đầu tiên cho chứng minh trên: làng Dung là trung tâm của Đồng bằng Châu thổ sông Hồng.

Ông Nguyễn Văn Bộ, Chủ tịch xã cảm kích nói, thôn Dung là mảnh đất địa linh nhân kiệt, là trung tâm của Châu thổ sông Hồng. Lễ đón bằng công nhận cây di sản Việt Nam cho cây Bồ đề là  là một sự kiện quan trọng, có ý nghĩa nhiều mặt, làm diện mạo của làng Dung, Đậu Dung được nâng cao. Ông đề nghị toàn đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương phát huy, bảo tồn “Xây dựng làng Dung, Đậu Dung là trung tâm tôn giáo, tâm linh của Đồng bằng Bắc Bộ”, theo chỉ đạo của Bí thư tỉnh ủy.

 

Tới dự Lễ hội và chia vui với bà con địa phương, có đông đủ các vị đại biểu đảng bộ, chính quyền, các Ban, Ngành, đoàn thể huyện Tiên Lữ, xã Hưng Đạo và thôn Dung cùng nhiều bậc cao niên, nhiều doanh nhân và nhân dân trong xã, Đông đảo phóng viên các cơ quan truyền thông của tỉnh và huyện cũng tới đưa tin về sự kiện này.

 

Đoàn đại biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên & Môi trường Việt Nam gồm các lãnh đạo của Hội và Đoàn Đạp xe kết nối Cây Di sản về dự đã giao lưu cùng địa phương bằng những tiết mục văn nghệ đặc sắc..


Ông Nguyễn Ngọc Khôi, Ủy viên thường vụ Hội Bảo vệ Thiên nhiên & Môi trường Việt Nam đã trao Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho chĩnh quyền địa phương. Ông Vũ Văn Dũng, Phó Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam đã phát biểu ý kiến, điểm qua quá trình hình thành, phát triển và nhấn mạnh tầm quan trọng của sự kiện tôn vinh Cây di sản Việt Nam, khẳng định Cây Đề ngót nghìn năm tuổi của làng Dung đáp ứng đầy đủ các tiêu chí Cây Di sản Việt Nam và hướng dẫn nhân dân địa phương phương pháp chăm sóc, bảo tồn Cây Di sản./.
 

Phạm Đức Thi (VACNE)

Lượt xem: 3939

Các tin khác

Chỉ một khu rừng nổi tiếng Bình Phước có 39 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(15/04/2024 02:13:PM)

(Video) Vườn hoa nhài ở Trảng Bom đón nhận danh hiệu Cây di sản Việt Nam

(15/04/2024 12:08:AM)

Cây Hoa nhài đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(14/04/2024 11:48:PM)

Thêm 88 cây cổ thụ được công nhận đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam

(11/04/2024 05:53:PM)

Cây Nghiến cổ thụ bậc nhất của tỉnh Tuyên Quang được vinh danh là cây Di sản Việt Nam

(07/04/2024 11:43:PM)

Một số hình ảnh Lễ công nhận 03 cây ở Hà Trung - Thanh Hóa là Cây Di sản Việt Nam

(07/04/2024 10:49:AM)

Những cây đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa được công nhận là Cây Di sản Việt Nam trong năm 2024

(07/04/2024 08:50:AM)

Một số hình ảnh Lễ công nhận 09 cây Giáng hương ấn tại Làng sinh thái Hương Trà (Quảng Nam) là Cây Di sản Việt Nam

(06/04/2024 02:04:PM)

Những cây Giáng hương ấn đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(05/04/2024 03:14:PM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE