quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG

Cây sưa đỏ và thàn mát (sưa trắng)

Thứ Tư, 25/09/2024 | 05:23:00 AM

Ở nước ta, dưới tên cây “Sưa” không phải chỉ có một loài “Sưa đỏ”, là cây cho loại gỗ quý hiếm, đang bị săn lùng để xuất khẩu (chủ yếu sang thị trường Trung Quốc) và làm nhiều loại đồ gỗ quý mang yếu tố tâm linh (như tượng phật A Di Đà, quả cầu phong thủy…), mà còn có cây Thàn mát (Sưa trắng) cùng họ, nhưng khác chi. Đây là 2 loài khác nhau nhưng thường bị nhầm lẫn, đều được trồng Hà Nội và một số địa phương khác.

Cây Sưa đỏ, còn gọi là Huỳnh đàn, Trắc Bắc Bộ, Trắc thối (vì đốt hạt có mùi thối), tên khoa học là Dalbergia tonkinensis Prain, họ Đậu (Fabaceae), cho loại gỗ quý hiếm thuộc nhóm gỗ IA, có màu nâu đỏ, không bị mối mọt, giá trị kinh tế cao (cây khoảng 20 tuổi giá hàng chục tỷ đồng), có thời điểm giá khoảng 20 tỷ Đ/m3, hoặc từ 2-15 triệu Đ/kg (tùy vào chất lượng và độ tuổi của gỗ). Núi Nùng trong vườn Bách Thảo (Hà Nội) được mệnh danh là “núi triệu đô”, vì có trồng nhiều cây Sưa đỏ.


Cây Sưa đỏ có
thân thường xù xì, mốc, cây già vỏ bị nứt dọc. Lá dài 15-30cm, cuống dài 10-20cm,  không có lông; lá chét mọc so le, mùi hắc khi vò nát. Cụm hoa là chùm, cánh hoa nhỏ, màu vàng nhạt. Quả dài 5-7cm, mọc từng chùm. Gỗ có màu nâu đỏ, thớ gỗ mịn, vân nổi lên từng lớp đặc trưng. Từ gỗ Sưa đỏ, các nhà khoa học Việt Nam đã phân lập được 2 hợp chất là daidzein và medicarpin (ngành Dược có thể nghiên cứu thành các loại thuốc mới hạ huyết áp).

 
Cây
Thàn mát (Sưa trắng), còn gọi là Hột mát, Mác bát (Tày), Thăn mút, cây Duốc cá… tên khoa học là Millettia ichthyochtona Drake, họ Fabaceae. Cây gỗ cao 10-15m, thường mọc dại ven suối ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Hoà Bình, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang…, không có giá trị kinh tế, chỉ trồng để lấy bóng mát và làm cảnh.   


Cây Thàn mát có thân nhẵn, hoặc nứt nhẹ. Lá chét mọc đối, dài 5-6cm, rộng 1,5-2,5cm, gốc lá tròn, vò nát lá không có mùi hắc. Cụm hoa là chùm, dài 8-10cm. Hoa màu trắng, cánh hoa to. Quả dẹt và mỏng, thon hẹp ở phía cuống nên có hình giống lưỡi dao, thường mọc đơn, khi đốt không có mùi  đặc biệt. Gỗ có màu trắng lẫn đỏ, thớ gỗ mịn, không đẹp bằng gỗ Sưa đỏ. Hạt cây Thàn mát chứa khoảng 38-40% chất dầu màu nâu và các chất độc đối với cá là rotenon và sapotoxin (dùng để duốc cá: hạt tán nhỏ, trộn với tro bếp, rắc vào nước suối đã ngăn lại, cá sẽ chết và nổi lên). Các chất này độc nhẹ đối với 
người và  động vật có vú. Ở Vân Nam (Trung Quốc) cây Thàn mát nấu nước để rửa các mụn lở loét, bệnh mẩn ngứa, nấm ngoài da.


Bộ môn Bệnh cây (Đại học Nông nghiệp) đã lấy hạt Thàn mát nghiền nhỏ, ngâm trong nước lạnh 4-12 giờ, sau đó pha loãng với các nồng độ khác nhau (tuỳ loại sâu) để phun loại trừ sâu bọ hại cây trồng như Ngô, Bông, sâu Keo, rệp khoai, vv.


Dưới đây là đặc điểm hình thái phân biệt 2
cây Sưa đỏThàn mát:

 

Bộ phận cây

Sưa đỏ

(Dalbergia tonkinensis, Fabaceae)

Thàn mát (Sưa trắng)

(Milletia ichthyochtona, Fabaceae)

Thân cây

- Vỏ dày, sần sùi, cây già vỏ có vết nứt dọc sâu.

- Vỏ mỏng, nhẵn, hoặc nứt nhẹ.

- Lá chét mọc so le,                     - Đầu lá có mũi nhọn ngắn,         - Chất lá dai, mùi hắc khi vò nát.

- Lá chét mọc đối,                                - Đầu lá có mũi nhọn dài,                    - Chất lá mềm, không có mùi hắc khi vò nát.

Hoa

- Màu vàng nhạt, xuất hiện sau khi cây ra lá non (tháng 3-5).                    

- Màu trắng, xuất hiện trước khi cây ra lá non (tháng 2-4).

Quả, hạt

- Quả chùm.                                  - Vỏ quả mềm, hình trái xoan hẹp, chứa 1-2 hạt hình thận.             - Đốt hạt có mùi thối.

- Quả đơn.                                       - Vỏ quả hóa gỗ cứng, có hình lưỡi dao, do gần cuống quả hẹp lại, chứa 1 hạt dẹt.                                       - Hạt độc, đốt không có mùi thối.

             

            


Hình 1:  
Lá và quả Sưa đỏ      
             
        

 
 Hình 2: Lá và quả Thàn mát


Hình 3:  
 Hoa Sưa đỏ: màu vàng nhạt   




Hình 4:  
Hoa Thàn mát: màu trắng

 

                    

Hình 5:  Thân cây Sưa đỏ   

 

                       Hình 6:  Thân cây Thàn mát


Để tránh nhầm lẫn, 2 cây nói trên nên gọi đúng tên của nó là cây Sưa đỏ và cây Thàn mát (không gọi là Sưa trắng).


Trong các công trình khoa học, khi viết tên một loài sinh vật thường viết kèm tên khoa học của nó (tên La tinh) để cho chính xác, dù tên địa phương rất khác nhau tùy theo từng vùng, hoặc từng quốc gia cũng không bị hiểu sai.


TSKH. Trần Công Khánh

 

 

Lượt xem: 241

Các tin khác

Ảnh chim và thú hoang dã Việt Nam 2024 đẹp ngỡ ngàng

(12/10/2024 08:02:AM)

Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội: Tái thả động vật để bảo tồn đa dạng sinh học

(11/10/2024 07:48:AM)

"Khi đàn chim trở về" - bức tranh thiên nhiên ấn tượng trên hồ Thác Bà ở Yên Bái

(09/10/2024 07:24:AM)

Hạnh phúc của...voi

(09/10/2024 07:21:AM)

Đắk Lắk: Giảm thiểu rác thải nhựa - Hướng tới du lịch xanh

(08/10/2024 08:41:AM)

Đừng để giá trị đa dạng sinh học bị bỏ ngỏ

(07/10/2024 06:36:AM)

Bà Rịa-Vũng Tàu: Hơn 820kg rác thải nhựa được thu gom, tái chế tại “Ngày hội Côn Đảo xanh”

(04/10/2024 07:52:AM)

Thừa Thiên Huế: Tháo gỡ bẫy bắt chim trời, giải cứu và thả về tự nhiên hàng trăm cá thể

(03/10/2024 08:33:AM)

Thanh Hóa: Bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển du lịch tại Khu bảo tồn Nam Động

(01/10/2024 07:50:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE