quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
HOẠT ĐỘNG HỘI VACNE

Chứng tích Chiến tranh hóa học (Bài 5): Tản mạn nỗi buồn sau chiến tranh

Thứ Tư, 07/03/2018 | 07:22:00 AM

(VACNE, 7/3) - Đọc mấy bài về Chứng tích Chiến tranh hóa học đăng trên website VACNE, thấy man mác buồn. Chẳng phải riêng mình Phó Hội viên, mà cả mấy ông bạn già hay lê la ngồi Quán cũng cười ra nước mắt, chẳng biết nói sao?. Lẽ ra, chỉ nên nhắc tới những chuyện lớn, chuyện vui đã làm được, còn những chuyện nhỏ, lặt vặt, chuyện buồn thì…quên đi. Nhưng mấy cụ lại bảo, đó là những “kỷ niệm sâu sắc”nên Phó tôi đành phải chép ra đây để mọi người cùng tỏ.

Chuyện thứ nhất, do một cụ trông vẻ ngoài rất nghiêm nghị kể, tạm đặt tên cụ  là HỎI, đã kể rằng: Trong cuộc họp góp ý cho việc định hướng xây dựng Chứng tích, có một vị nữ đại diện ngành  nọ đặt vấn đề: trong thời buổi cơ chế thị trường, làm thế nào để nhanh chóng hoàn vốn xây dựng công trình, ngoài việc thu phí thăm quan? Liệu có nên xây dựng khu Chứng tích ? vv và vv. Như bị điện giật, ngay lập tức cụ Hỏi đứng phắt dậy chất vấn: Xin phép hỏi lại bà, định tính bao nhiêu tiền cho giá trị thu được của những lớp học trò từ rất xa tới Khu chứng tích - nơi đã chịu những hậu quả vô cùng nặng nề của cuộc chiến xâm lược vào loại tàn khốc nhất trong lịch sử loài người, để tìm hiểu về sự thật chiến tranh hóa học? Còn nữa, quý bà có thể định giá được bao nhiêu tiền của sự xám hối, khi một gia đình cựu chiến binh nước ngoài tới thăm Chứng tích tội ác chiến tranh  mà chính những người thân của họ đã gây ra? Cụ nghiêm nghị, còn cho biết thêm: không hiểu vì lý do gì, vị nữ đại diện kia đã bỏ họp giữa chừng.

- Chắc là người ta bận gì thội, vì thông thường, mấy ai họp đến cùng đâu. Một ông bạn già ngồi cùng bàn nước nhận xét vậy khi nghe kể lại chuyện này.


Kết quả hình ảnh cho nạn nhân chất độc da cam
 

Chuyện thứ hai, đặt tên là NHẮC cho dễ nhớ. Chuyện này do một cụ bà lần đầu đến Quán, thấy hay góp vào. Cụ kể: Trong một cuộc họp khác về nghiên cứu xây dựng các hợp phần của Khu chứng tích, dự thảo báo cáo của nhóm nghiên cứu đưa ra gồm tổ hợp các hợp phần, như khu thăm quan du lịch mà trung tâm là biểu tượng của chứng tích (dự kiến sẽ mở cuộc thi sáng tác mẫu), nhà bảo tàng hiện vật, khu/ trung tâm nghiên cứu khoa học có thể bao gồm cả cơ sở phân tích gọn nhẹ, khu/ trung tâm điều dưỡng nạn nhân bị phơi nhiễm dioxin,… Cụ bà bộc bạch: tôi còn nhớ như in ý kiến phản biện của một quan chức xuất thân là Đốc tờ. Ông ta cho rằng: hiện nay hệ thống cơ sở y tế của nước nhà đã phát triển rộng khắp tới tận xóm làng và ngày càng hiện đại. Ở đâu chẳng có điện - đường - trường - trạm (tức là trạm y tế). Bày vẽ làm gì thêm “hợp phần điều dưỡng” ở Khu chứng tích nữa ?. Lập tức, bị một vị đại biểu nhắc nhắc nhở:  với tư cách là bác sỹ, ông đã biết rõ đến con số hàng đơn vị các cơ sở y tế trong hệ thống hiện nay, biết rõ số lượng nạn nhân bị phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin… nên càng biết rõ: chưa hề có một cơ sở điều dưỡng nào cho riêng các  nạn nhân chất độc da cam/dioxin và các bệnh liên quan. Con số nạn nhân  chiến tranh hóa học ở huyện  A Lưới cũng không hề nhỏ. Không khí cuộc họp hôm đó lặng đi.

Nghe lại chuyện này, không khí trong Quán Cà phê Môi trường cũng trùng xuống. À ra vậy, nếu được phân tích đánh giá dưới nhiều góc độ, sự vật hoàn chỉnh hẳn lên.

 
Chuyện cuối cùng gọi đại là MẮNG: Một vị có thâm niên “dính dáng “ tới ý tưởng xây dựng Khu Chứng tích cũng kể lại như sau: …Hơn 10 năm, sau khi điều tra, nghiên cứu, xây dựng luận chứng, đề xuất phương án… cuối cùng, Chính phủ đồng ý cho phép xây dưng Khu chứng tích Chiến tranh hóa học tại A Lưới. Sáu tháng sau khi có quyết định của Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND Thừa Thiên – Huế đồng chủ trì cuộc họp triển khai chỉ đạo của cấp trên. VACNE cũng có đại biểu được mời dự, chắc vì là cơ quan tư vấn xây dựng luận chứng chứ không phải lý do nào khác đâu. Tại cuộc họp này, đại diện VACNE một mặt hoan nghênh chủ trương xây dựng Khu chứng tích, cho rằng dù muộn, nhưng cũng tốt rồi (còn hơn khổng ?). Mặt khác, ông bày tỏ sự lo lắng và cho rằng: những dự án kiểu này thường dễ bị bỏ quên, chí ít cũng là bị kéo dài. VACNE bày tỏ mong muốn: Khu chứng tích nhanh chóng  hình thành và đi vào hoạt động; đồng thời xin tình nguyện làm đơn vị giám định xã hội,. Đại diện VACNE nói thêm là việc chậm đã lộ ngay từ lúc này rồi: phải mất tới 6 tháng mới tổ chức được cuộc họp triển khai với những câu hỏi còn khá xa với việc xây dựng trên thực tế. Một vị quan chức nhắc khéo các đại biểu: chúng ta phải cố gắng, kẻo lần sau lại bị mấy bác VACNE “mắng”.

Cả Quán ồn ào: liệu có lần sau hay không ?  lâu lắm, không thống nhất được chuyện gì. Rồi chủ Quán cũng bước ra đóng cửa, miệng lẩm bẩm: Mong quý khách thông cảm “ Quả thực, chuyện gì cũng khó, cũng phức tạp thật !”.


Quán Cà phê Môi trường, 7/3/2018

Lượt xem: 3305

Các tin khác

Trung tâm Ứng phó sự cố Môi trường Việt Nam (SOS) tổ chức tập huấn ứng phó sự cố tràn dầu cho Công ty Xăng Dầu An Giang

(26/04/2024 10:11:AM)

Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế tổ chức seminar khoa học về ứng phó sự cố tràn dầu

(22/04/2024 02:51:PM)

Tập huấn tác động của thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp và môi trường

(22/04/2024 01:16:PM)

Nghiên cứu đánh giá về đốt mở và sử dụng thuốc BVTV đối với môi trường và sức khoẻ con người ở Việt Nam là hoạt động thiết thực và có triển vọng.

(18/04/2024 05:50:PM)

Hội thảo tập huấn “Tác động của thuốc bảo vệ thực vật và đốt hở ngoài trời trong nông nghiệp lên môi trường và sức khỏe cộng đồng ở khu vực miền Trung”

(17/04/2024 11:22:AM)

(THPT) video “Phú Thọ - Khát vọng xanh”

(17/04/2024 10:42:AM)

(VTV) – Video Lễ hội Đền Hùng 2024: Lan toả thông điệp "Khát vọng xanh"

(17/04/2024 10:24:AM)

Lan tỏa thông điệp “Khát vọng xanh” đến cộng đồng tại Lễ hội Đền Hùng 2024

(15/04/2024 12:50:PM)

Thống kê số lượt truy nhập hàng ngày trên Website VACNE tháng 3/2024

(10/04/2024 07:46:PM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE