quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG

Công bố Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về quản lý rủi ro thiên tai

Thứ Năm, 22/01/2015 | 05:09:00 PM

Ngày 22/01, tại Hà Nội, Chính phủ Việt Nam tổ chức giới thiệu “Hội đồng tư vấn của Ủy ban quốc gia về Biến đổi khí hậu và Công bố Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về Quản lý rủi ro thiên tai và hiện tượng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với Biến đổi khí hậu”


 
Đoàn chủ tọa chủ trì Lễ ra mắt VPCC (Ảnh: MONRE)

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng trở thành một nguy cơ đối với sự phát triển bền vững đất nước, để có thể trở thành một quốc gia công nghiệp hiện đại là một thách thức lớn đối với Chính phủ. Hội đồng tư vấn của Ủy ban Quốc gia về Biến đổi khí hậu của Việt Nam (VPCC) được thành lập nhằm tư vấn cho Chính phủ và Ủy ban Quốc gia về Biến đổi khí hậu về chính sách và khoa học nhằm ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và hỗ trợ tăng trưởng xanh.




 
Toàn cảnh lễ công bố Báo cáo SREX (Ảnh: MONRE)

Báo cáo SREX Việt Nam được xây dựng dựa theo khung của Báo cáo đặc biệt về Quản lý rủi ro thiên tai và các hiện tượng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với biến đổi khí hậu (SREX) của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC). Năm 2012, Chủ tịch IPCC, TS R.K. Pachauri, người nhận giải Nobel Hòa bình (năm 2007), thay mặt cho IPCC, đã đến thăm Việt Nam và giới thiệu báo cáo SREX của IPCC.

Hôm nay, trong chuyến thăm lần thứ hai của ông tới Việt Nam, ông đã trình bày những kết quả chính của Báo cáo đánh giá lần thứ 5 của IPCC và ý nghĩa của Báo cáo đối với Việt Nam. Ông đã cho thấy rằng tất cả các quốc gia phải ứng phó với cực đoan khí hậu ngày càng tăng, cũng như giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của mình để tránh những tình huống xấu nhất do biến đổi khí hậu gây ra.

Báo cáo SREX Việt Nam được biên soạn với sự tham gia của tập thể các tác giả từ các Viện Nghiên cứu, trường Đại học, các tổ chức phi chính phủ và các chuyên gia trong và ngoài nước về quản lý rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Báo cáo đã phân tích và đánh giá các hiện tượng cực đoan, tác động của chúng đến môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội và phát triển bền vững của Việt Nam; diễn biến của các hiện tượng khí hậu cực đoan trong tương lai do biến đổi khí hậu; sự tương tác giữa các yếu tố khí hậu, môi trường và con người nhằm mục tiêu thúc đẩy các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu, quản lý rủi ro thiên tai và các hiện tượng cực đoan ở Việt Nam.

Nhóm tác giả đã phối hợp biên soạn Tóm tắt cho các Nhà hoạch định Chính sách phục vụ các nhà quản lý, hoạch định chính sách, làm cơ sở định hướng cho các Bộ, ngành, địa phương xây dựng và triển khai các kế hoạch ứng phó hiệu quả để quản lý tốt các rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Giáo sư Trần Thục, Phó chủ tịch của VPCC và đồng Tác giả chính của báo cáo SREX Việt Nam, đã giải thích rằng “Biến đổi khí hậu dẫn đến thay đổi cực đoan khí hậu và tác động mạnh đến Việt Nam. Thích ứng với cực đoan khí hậu cần được đặt là trọng tâm của đất nước và cần được chú trọng trong đầu tư công.”

Từ các kết quả phân tích, các nhà khoa học đã đưa ra kết luận rằng Việt Nam có kinh nghiệm đáng kể trong việc ứng phó với các thiên tai và cũng áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu tác động của thiên tai và hiện tượng cực đoan.

Trung bình hàng năm số người thương vong và thiệt hại về kinh tế do thiên tai và hiện tượng cực đoan ở Việt Nam so với các nước khác là khá cao, trong khi đó, những rủi ro đang ngày càng gia tăng do tác động của biến đổi khí hậu, tuy nhiên, chỉ mới gần đây Việt Nam mới có các biện pháp thích ứng biến đổi khí hậu dài hạn.

Quản lý rủi ro thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu cần được phối hợp tốt hơn ở tất cả các cấp, và chúng phải được lồng ghép vào các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển và đầu tư của từng ngành và địa phương.

Mức độ phơi bày trước hiểm họa của người dân, cộng đồng, cơ sở hạ tầng và tài sản kinh tế công cộng và tư nhân trước các hiện tượng cực đoan có thể  được giảm đi ở các vùng ven biển, vùng đồng bằng, các thành phố cũng như ở các vùng núi.



Các đại biểu và thành viên VPCC chụp ảnh kỷ niệm (Ảnh: MONRE)

Tính dễ bị tổn thương của hệ thống con người và các hệ sinh thái với hiện tượng cực đoan cũng cần phải được giảm đi. SREX Việt Nam đánh giá một số biện pháp đã được thực hiện tại Việt Nam nhằm giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt báo cáo đã phân tích các hiện tượng cực đoan xảy ra trong các thập kỷ qua.

Báo cáo đưa ra một loạt các hành động để ứng phó với những rủi ro ngày càng tăng do biến đổi khí hậu, bao gồm tăng cường phân tích rủi ro; cải thiện hệ thống cảnh báo sớm; tăng cường quy hoạch không gian đô thị; cơ sở hạ tầng, nhà ở và các công trình khác; hệ thống bảo vệ và trợ giúp xã hội, đặc biệt là tập trung vào người già và trẻ em.

Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc đã tích cực hỗ trợ xây dựng báo cáo SREX Việt Nam. Tiến sĩ Pratibha Mehta, Điều phối viên thường trú của LHQ nói rằng: "Việt Nam đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các hiện tượng cực đoan. Phụ nữ, trẻ em, người già và đồng bào dân tộc thiểu số là một trong những nhóm dễ bị tổn thương nhất, vì vậy cần nhiều nỗ lực giúp tăng cường khả năng chống chịu của những cộng đồng này. Nếu không không thể có phát triển kinh tế xã hội bền vững tại Việt Nam”.



Các đại biểu của VACNE tại buổi lễ (Ảnh: VACNE)

Theo Minh Cường (MOITRUONG.COM.VN)

Lượt xem: 2658

Các tin khác

Bến Tre: Phát triển giá trị đa dụng hệ sinh thái rừng

(13/04/2024 04:52:PM)

Vàng ròng tín chỉ carbon

(08/04/2024 07:45:AM)

Đồng Nai quyết tâm giảm phát thải carbon

(05/04/2024 07:30:AM)

Miền Bắc sắp đón không khí lạnh, nhiệt độ giảm mạnh

(04/04/2024 06:43:AM)

Thừa Thiên Huế: Tăng trưởng mạnh mẽ, hài hòa với các tiêu chí bền vững

(02/04/2024 07:29:AM)

Khai thác các giá trị của thiên nhiên theo hướng bền vững

(25/03/2024 06:18:AM)

Thái Bình chọn rừng

(24/03/2024 06:08:AM)

Chiến dịch Giờ Trái đất 2024 - "Giảm dấu chân Carbon - Hướng tới Net Zero"

(17/03/2024 07:00:AM)

Ngày Nước thế giới 2024 - Nước cho hòa bình

(16/03/2024 07:17:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE