quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG

"Cứu" hồ vì lợi ích cộng đồng

Thứ Sáu, 10/03/2017 | 08:47:00 AM

34 hồ nước ô nhiễm trên địa bàn Hà Nội sẽ được xử lý bằng chế phẩm Redoxy-3C ngay trong quý I và quý II-2017. Trọng tâm của đợt này là xử lý ô nhiễm ở các hồ ngoại thành, nằm trong khu vực dân cư nhằm mang lại lợi ích cao cho cộng đồng. Đây là nội dung được nêu tại cuộc họp về xử lý, duy trì chất lượng nước hồ ngoại thành Hà Nội do Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội tổ chức chiều 8-3.

36 hồ ngoại thành đã xanh, sạch trở lại

Nước ô nhiễm, bốc mùi hôi, ảnh hưởng tới đời sống của cư dân xung quanh là thực trạng của nhiều hồ trên địa bàn Thủ đô. Để “cứu” hồ Hà Nội, trong năm 2016, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã thống kê, rà soát hồ trên địa bàn các huyện, thị xã và xác định 152 hồ cần phải xử lý theo đề xuất của các địa phương. Phân tích và xác định mẫu nước của 150 hồ còn lại trên địa bàn Hà Nội, Công ty cũng xác định có 140/150 hồ bị ô nhiễm nặng, cần xử lý.
 


Xử lý ô nhiễm hồ Nghĩa Tân bằng chế phẩm Redoxy-3C.
 

Ông Phan Hoàng Minh, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội cho biết, tính đến ngày 7-3-2017, đã có 36 hồ trên địa bàn các huyện Chương Mỹ, Gia Lâm, Thanh Oai, Thạch Thất, Ứng Hòa, Đông Anh, Mê Linh, Ba Vì, thị xã Sơn Tây được xử lý. Trong quá trình thực hiện, Công ty đã đề nghị các địa phương vớt rác bề mặt, phối hợp trong công tác xử lý ô nhiễm nguồn nước. Sau xử lý, các hồ nước đã xanh, sạch trở lại, góp phần tạo môi trường sống trong lành cho cư dân. Trong quá trình thực hiện, một số hồ đã được khảo sát nhưng chưa xử lý do hồ đã được hút cạn để thi công kè bờ, hay bị tát cạn để bắt cá như hồ Cầu Đình (huyện Đông Anh). “Công ty đang tiếp tục triển khai xử lý 12 hồ ngoại thành còn lại trong quý I-2017 trên địa bàn các huyện Phúc Thọ, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Trì, Gia Lâm. Trong quý II-2017, Công ty dự kiến sẽ tiếp tục xử lý 22 hồ, tập trung vào các hồ ngoại thành đã được kè và nằm trong khu vực dân cư nhằm mang lại lợi ích cho cả cộng đồng.

Xử lý ô nhiễm hồ theo thứ tự ưu tiên

Tại cuộc họp chiều 8-3, các địa phương đã nêu nhiều ý kiến trong việc phối hợp xử lý ô nhiễm hồ ngoại thành. Đại diện huyện Chương Mỹ cho biết, mới có 3/7 hồ ô nhiễm trên địa bàn huyện được xử lý. 4 hồ còn lại chưa có trong kế hoạch xử lý thời gian tới, huyện mong muốn thành phố tiếp tục quan tâm xử lý trong thời gian sớm nhất. Đại diện huyện Thạch Thất cũng cho biết, trên địa bàn huyện có nhiều hồ nằm trong khu dân cư bị ô nhiễm mà không thuộc diện được hỗ trợ bằng kinh phí của thành phố. Huyện Thạch Thất bày tỏ mong muốn sẽ được cung cấp kinh phí dự trù xử lý ô nhiễm hồ để địa phương cân đối ngân sách, chủ động thực hiện…

Trước những băn khoăn của các huyện, ông Phan Hoàng Minh cho biết, những hồ nước ô nhiễm đã kè bờ và nằm trong khu dân cư sẽ nằm trong danh sách ưu tiên xử lý trước. Đối với các hồ ô nhiễm còn lại, đa phần là chưa kè lại nằm xa khu dân cư, nên trước mắt công ty sẽ xem xét để xử lý theo thứ tự, thông báo đến địa phương ngay sau khi có kế hoạch. Hiện nay, công ty đang phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng tính toán cụ thể kinh phí xử lý hồ ô nhiễm theo đúng quy định của Nhà nước. Thực tế cho thấy, việc xử lý hồ bằng Redoxy-3C có thời gian thực hiện ngắn hơn, cách phun rải chế phẩm đơn giản và giá thành thấp hơn nhiều so với những công nghệ đang áp dụng hiện nay.

Để xử lý các hồ ngoại thành đáp ứng yêu cầu của UBND TP Hà Nội, duy trì môi trường hồ luôn xanh - sạch - đẹp, bảo đảm chất lượng nước hồ sau xử lý và phát huy hiệu quả đầu tư của thành phố, ông Phan Hoàng Minh bày tỏ mong muốn các địa phương sẽ cùng phối hợp chặt chẽ trong việc vớt sạch bèo, rác trên những hồ sẽ được xử lý trong quý II-2017. “Công đoạn này rất quan trọng, cần thực hiện đầu tiên nhằm tạo mặt bằng thuận lợi cho việc xử lý ô nhiễm môi trường nước hồ”, ông Minh chia sẻ.

Ông Bùi Ngọc Uyên, Giám đốc Xí nghiệp Quản lý các nhà máy xử lý nước thải, Đội trưởng Đội xử lý ô nhiễm hồ (Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội) cũng cho biết, công tác xử lý hồ hiện đang gặp một số khó khăn do đa số hồ thuộc địa bàn các huyện chưa được cải tạo. Nhiều hồ phải "nhận" trực tiếp hệ thống nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp làng nghề xả thẳng vào. Thậm chí, có hồ gần chợ, lò giết mổ gia súc… nên ô nhiễm rất nặng. Với những hồ này, hiệu quả xử lý còn hạn chế và dễ tái ô nhiễm. Đối với những hồ được địa phương giao thả cá hoặc có các hoạt động thương mại khác, khi đơn vị thực hiện xử lý ô nhiễm cũng gặp nhiều khó khăn do chủ hồ không hợp tác. Rõ ràng, để công tác xử lý hồ ô nhiễm đạt hiệu quả thì việc phối hợp chặt chẽ của chính quyền các địa phương đóng vai trò đặc biệt quan trọng

K. Linh (theo HNM)

Lượt xem: 1710

Các tin khác

Chủ đề Ngày Trái đất 2024: Đối đầu của Hành tinh với Nhựa

(18/04/2024 07:27:AM)

Bến Tre: Phát triển giá trị đa dụng hệ sinh thái rừng

(13/04/2024 04:52:PM)

Vàng ròng tín chỉ carbon

(08/04/2024 07:45:AM)

Đồng Nai quyết tâm giảm phát thải carbon

(05/04/2024 07:30:AM)

Miền Bắc sắp đón không khí lạnh, nhiệt độ giảm mạnh

(04/04/2024 06:43:AM)

Thừa Thiên Huế: Tăng trưởng mạnh mẽ, hài hòa với các tiêu chí bền vững

(02/04/2024 07:29:AM)

Khai thác các giá trị của thiên nhiên theo hướng bền vững

(25/03/2024 06:18:AM)

Thái Bình chọn rừng

(24/03/2024 06:08:AM)

Chiến dịch Giờ Trái đất 2024 - "Giảm dấu chân Carbon - Hướng tới Net Zero"

(17/03/2024 07:00:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE