quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
TẢN MẠN MÔI TRƯỜNG

Đầu xuân tìm về dòng sông mẹ Mê Kông từ Thượng Lào đến Đồng bằng dông Cửu Long (Phần 2)

Thứ Tư, 06/03/2019 | 08:30:00 PM

(VACNE) - Ngày mồng 3 Tết Kỷ Hợi từ Viênchan (Vientiane) tôi đến Luang Prabang cách trên 300 km về phía Bắc – tỉnh lỵ của tỉnh cùng tên và cố đô của Vương quốc Lane Xang (Triệu Voi) và Vương quốc Lào từ thế kỷ 14 đến năm 1946.

Ghi chép và ảnh: Lê Trình (nhân chuyến đi Nước Lào đầu xuân Kỷ Hợi 2019)

 
3. Mekông tại TP Luang Prabang

Ngày mồng 3 Tết Kỷ Hợi từ Viênchan (Vientiane) tôi đến Luang Prabang cách trên 300 km về phía Bắc – tỉnh lỵ của tỉnh cùng tên và cố đô của Vương quốc Lane Xang (Triệu Voi) và Vương quốc Lào từ thế kỷ 14 đến năm 1946. Trước năm 1975, đây vẫn là thủ đô hoàng gia Lào. Thành phố cổ kính, đặc trưng văn hóa Lào chỉ có khoảng 23.000 dân đã được UNESCO vinh danh là Di sản thế giới về kiến trúc, tôn giáo và văn hóa với rất nhiều chùa Phật cổ, những dãy phố cổ với các căn nhà chỉ 1-2 tầng, mái ngói sẫm màu, yên bình có cảm tưởng như Hội An trên đất Lào. Thành phố có các công trình đặc biệt nổi tiếng, hàng năm thu hút hàng trăm ngàn du khách nước ngoài:  Cung điện Hoàng gia, bảo tàng quốc gia Lào, các ngôi chùa cổ: Wat Xieng Thong, Wat Saen, Wat Xieng Muan, núi Phousi… Khó tưởng tượng giữa vùng núi rừng cao rất sâu trong lục địa, dân thưa thớt này mà người dân Lào đã xây dựng một kinh đô với rất nhiều đền đài, chùa tháp nguy nga như vậy. Đặc biệt Luang Prabang nằm trên nơi hợp lưu giữa dòng chính Mekong và dòng Nam Khan nên càng tăng vẻ đẹp tự nhiên hiếm nơi nào ở Lào có được.

Ngay buổi chiều ngày đầu tiên tôi đã háo hức lên tàu đi dọc sông Mekong. Dù cách các cửa sông ở Bến Tre đến Sóc Trăng trên 2.000 km về thượng lưu nhưng Mekong tại Luang cũng rộng hơn sông Đà sau thủy điện Hòa Bình, sông Sài Gòn ở bến Thủ Thiêm; tàu nhỏ đi lại dễ dàng.

  


Dòng Mekong bao quanh thành phố Luang Prabang, sông rộng và sâu. Nước sông không trong như ở các phụ lưu Nam Ou, Nam Khan, có vẻ đã bị ô nhiễm từ thượng lưu theo dòng chính.


Khói lam chiều ven sông: gợi nhớ ký ức miền quê Bắc Bộ Việt Nam vài thập kỷ trước.


  

Cảnh hoàng hôn kỳ ảo trên Mekong



Điểm hợp lưu dòng chính Mekong và Nam Khan tại Luang Prabang

  

Một góc phố cổ ven sông: gợi nhớ Hội An. Người dân Luang cũng hiền lành, chân chất như người Hội An (gốc), phố cổ đậm nét văn hóa bản địa nên có sức hút du khách: đến đây 1 lần lại muốn đến lần nữa. Hiện nay du khách nước ngoài đến Luang đã khá đông nhưng vẫn ít so với Hội An

Dòng Nam Khan và một góc Luang Prabang cổ kính, thanh bình
(tôi chụp từ đỉnh núi Phousi chiều mồng 4 Kỷ Hợi).

4. Dòng Nam Khan và rừng tự nhiên Thượng Lào

Nam Khan cũng là chi lưu khá lớn của Mekong, bắt nguồn từ vùng núi cao tỉnh Houaphan đổ vào Mekong tại TP Luang Prabang. Ngày mồng 5 Tết Kỷ Hợi tôi đi thác Tak Sae cách Luang khoảng 30 km về phía Nam. Muốn vào thác phải vượt sông Nam Khan bằng ghe. Ấn tượng mạnh về rừng tự nhiên Bắc Lào trên tất cả các tuyến đường đi và ven sông Mekong: hầu như toàn bộ đồi núi đều có rừng che phủ bằng rừng khô lá rộng với các loại cây họ Dầu (Dipterocarp species), rừng tếch (giá tỵ) hay rừng thường xanh với các cây gỗ cao 20-40 m (theo thống kê của FAO: dù rừng Lào đã bị suy giảm nhưng vào năm 2005 vẫn chiếm trên 16 triệu ha (khoảng 70% diện tích tự nhiên cả nước), trong đó rừng nguyên sinh (primary forest) còn đến 1.490.000 ha; rừng tự nhiên thứ sinh (modified natural forest) đến 14.428.000 ha; không có mảng rừng nào trồng keo, bạch đàn ngoại nhập như ở ta. 

  

 

Rừng tếch (Tectona grandis)- loại rừng khô rất phổ biến và rừng tự nhiên thường xanh
ven sông Nam Khan (khắp nơi ở Thượng Lào đồi núi đều được rừng tự nhiên che phủ)

  

Rừng tự nhiên thường gặp trên đường tôi qua.



Trong rừng Thượng Lào mồng 6 Kỷ Hợi



   Lần đầu cưỡi voi trong rừng Lào: không cảm xúc đặc biệt; chỉ thấy tội nghiệp cho các bác voi
ở đây và ở Dak Lak phải phục vụ khách suốt ngày.

Lượt xem: 1583

Các tin khác

NGƯỜI THANH LỊCH

(15/04/2024 09:45:PM)

Cây Nghiến Di sản Lâm Bình

(08/04/2024 11:42:AM)

TÂM THƯ TƯ BẢN

(01/04/2024 11:09:AM)

CÂY KƠ NIA TRÊN ĐẤT TỔ

(30/03/2024 10:36:PM)

THƠ … SẠCH XANH

(21/03/2024 11:51:PM)

PHÙ HỘ

(20/03/2024 03:27:PM)

THI ... ĐUA

(17/03/2024 05:43:AM)

“Khúc nhạc” của rừng

(15/03/2024 06:17:AM)

THỜI SỰ

(10/03/2024 11:43:PM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE