quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG

Điểm tin môi trường : Công nghệ mới trong lưu trữ điện năng

Thứ Sáu, 12/07/2019 | 11:19:00 AM

Viện Ứng dụng Công nghệ VIPTAM (Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam) và Tập đoàn Công nghệ năng lượng tái tạo RedT Energy. Ltd (Anh) vừa tiến hành chuyển giao công nghệ pin Vanadium trong lưu trữ điện năng phục vụ sản xuất nông nghiệp, an ninh năng lượng và phát triển bền vững tại Việt Nam.


 

BaoChinhphu cho biết: Tại hội thảo giới thiệu công nghệ mới đây, Viện VIPTAM cho biết, hệ thống pin vanadium hoàn chỉnh đầu tiên được nhóm nghiên cứu của giáo sư Maria Skyllas-Kazacos thiết kế, phát triển và vận hành. Dù có chung nguyên lý lưu trữ bằng chuyển đổi điện năng thành hóa năng, nhưng khác với các loại pin truyền thống lưu trữ năng lượng trong điện cực, pin Vanadium lưu trữ năng lượng vào trong 2 chất điện giải âm và dương dạng lỏng. Trong quá trình xả, hai chất điện này được bơm vào trong tế bào pin để chuyển hóa trở lại thành năng lượng điện. Pin Vanadium có các đặc tính kỹ thuật phù hợp để tương thích với các hệ thống sản xuất năng lượng tái tạo (mang tính phi ổn định và phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết) như: Khả năng nâng cấp một cách độc lập dung lượng lưu trữ cũng như công suất đầu ra của hệ thống tuổi thọ trung bình cao (>20 năm); chi phí bảo dưỡng thấp, có thể thay thế từng phần (modun) mà không ảnh hưởng đến tổng thể.


Hệ thống này còn có khả năng sạc với các nguồn không ổn định như: 
Năng lượng mặt trời, gió, thủy triều, sóng biển, địa nhiệt, do đó công nghệ này rất linh hoạt đối với năng lượng có sẵn tại địa phương. Pin vận hành ổn định, không gây tiếng ồn, an toàn (không gây cháy, nổ,…), có khả năng tái chế cao, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững. Trong khi đó, việc tái chế pin lithium-ion (pin truyền thống) là rất tốn kém và khó khăn. Đối với Việt Nam, pin vanadium có thể được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nhờ tiện ích và tính năng độc đáo của nó. Cụ thể, trong canh tác nông nghiệp, pin Vanadium có thể dùng làm hệ thống cung cấp năng lượng ổn định và đáng tin cậy phục vụ cho chiếu sáng, tưới tiêu, chế biến,… Ở các vùng biên giới, hải đảo, những nơi không thể kết nối với lưới điện quốc gia, hay các khu vực đặc thù như sân bay, lưu trữ cơ sở dữ liệu,… đòi hỏi hệ thống điện phải hoạt động 24/24 thì pin Vanadium có thể hoàn toàn đảm bảo năng lượng điện trong trường hợp khẩn cấp, cũng như phục vụ đời sống dân cư địa phương.

Nghệ An: Nhiều địa phương đề nghị công bố thiên tai hạn hán

Với đợt 
nắng nóng kéo dài kỷ lục, 28 ngày liên tiếp (từ ngày 3-6 đến 1-7), nhiều địa phương đã đề nghị UBND tỉnh Nghệ An sớm công bố thiên tai hạn hán nhằm hỗ trợ người dân khắc phục thiệt hại. Nguồn tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Bắc Trung bộ cho biết Nghệ An đã trải qua 7 đợt nắng nóng. Mực nước ở các sông, suối đầu nguồn và hồ đập xuống thấp đẫn đến thiếu nước tưới trầm trọng cho cây trồng, thậm chí có nhiều nơi đã thiếu nước sinh hoạt.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An, đã có gần 1 nghìn ha lúa mùa và lúa hè thu bị chết. Ngoài ra, chè, chanh và cây rau màu thiệt hại nặng do thiếu nước tưới. Bên cạnh đó, cháy rừng cũng liên tiếp xảy ra do nắng nóng. Trước tình trạng đó, nhiều địa phương đã đề nghị UBND tỉnh sớm công bố thiên tai hạn hán để có nguồn bổ sung từ ngân sách Trung ương nhằm hỗ trợ cho nhân dân khắc phục thiệt hại đợt 
hạn hán vừa qua.

Hơn 10.000 người chết vì thiên tai trên toàn cầu

Theo một thống kê do Trung tâm nghiên cứu dịch tễ học về thảm họa (CRED), trong năm 2018, các hiện tượng thời tiết cực đoan đã ảnh hưởng tới 61,7 triệu người trên phạm vi 
toàn cầu, trong đó có gần 10.400 người đã thiệt mạng trong các vụ thiên tai. Theo báo cáo của CRED, con số10.373 người thiệt mạng do các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra trong năm qua nếu so với con số trung bình lên tới 77.144 trường hợp tử vong được ghi nhận trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2017 thì không lớn. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở việc con số trung bình của cả giai đoạn 17 năm trước được đẩy elen cao do những tổn thất nặng nề về sinh mạng trong các thảm kịch xảy ra ở các năm đó, như trận động đất vàsóng thần ở Ấn Độ Dương khiến gần 230.000 người thiệt mạng trong năm 2004 - là trận động đất có số thương vong lớn thứ 2 trong lịch sử; cơn bão Nargis khiến hơn 138.300 người thiệt mạng vào năm 2008 và trận động đất cướp đi sinh mạng của gần 250.000 người xảy ra vào năm 2010 tại Haiti.

Theo báo cáo, trong số 10 
hiện tượng thời tiết gây thiệt hại nặng nề nhất trên thế giới trong năm 2018 có các cơn bão Florence và Michael, quét qua nước Mỹ, gây tổn thất ước tính lần lượt là 17 và 15 tỉ USD. Trung tâm Thông tin Môi trường Quốc gia thuộc Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) cũng ghi nhận, với 12 thiên tai gây thiệt hại tỷ USD khác xảy ra trong năm 2018 tại Mỹ, đây cũng là năm đứng thứ 4 trong số những năm có số lượng thảm họa gây thiệt hại hàng tỷ USD nhiều nhất ở Mỹ. Các năm có thiệt hại nặng nề do các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt trước đó, ngoài năm 2018 là các năm 2011, 2016 và 2017. Đặc biệt, báo cáo của Christian Aid cho hay, cơn bão Florence xảy ra vào tháng 9/2018 này di chuyển chậm vào đất liền đã gây ra trận lụt tồi tệ nhất trong lịch sử hiện đại ở phần lớn khu vực phía đông nam bang Bắc Carolina và một phần của bang Nam Carolina.

Kiểm soát nóng lên toàn cầu: Cần 300 tỉ USD để trồng rừng

Ước tính sẽ cần khoảng 300 tỷ USD để rồng thêm 1 tỷ ha rừng, giúp loại bỏ hai phần ba lượng carbon mà con người thải vào bầu khí quyển từ những năm 1800.
Nhiệt độ toàn cầu có thể tăng 1,5°C (so với mức sau khi xuất hiện ngành công nghiệp) vào đầu năm 2030, nếu xu hướng nóng lên vẫn tiếp diễn như hiện tại. Nhưng cây xanh có thể giúp ngăn chặn cuộc khủng hoảng khí hậu này. Một phân tích mới cho thấy, việc bổ sung gần 1 tỷ ha rừng có thể loại bỏ hai phần ba trong số khoảng 300 gigatons (1 gigaton = 1 tỷ tấn) carbon mà con người thải vào bầu khí quyển từ những năm 1800.

Báo cáo mới nhất từ Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc đã đề xuất trồng thêm 1 tỷ ha rừng để giúp hạn chế sự nóng lên 1,5°C trên toàn cầu vào năm 2050. Các nhà sinh thái học Jean-Francois Bastin và Tom Crowther của Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ tại Zurich và các tác giả báo cáo muốn tìm hiểu xem liệu Trái đất ngày nay có thể trồng được thêm nhiều cây như vậy không, và trồng ở đâu. Trái đất có thể có thêm 0,9 tỷ ha rừng, tương đương với diện tích Hoa Kỳ, mà không ảnh hưởng đến các vùng đất đô thị hoặc nông nghiệp hiện tại, theo các nhà nghiên cứu báo cáo trên tạp chí Science.

Sản xuất nhiên liệu máy bay từ rác thải

Các nhà khoa học tại Trường Đại học College, London, Anh đã tìm ra cách biến những loại rác thải sinh hoạt hàng ngày của các hộ gia đình, trở thành một loại hợp chất sinh học ít các bon, thay thế cho nhiên liệu dùng trên các loại máy bay. Theo các nhà nghiên cứu, sản phẩm nhiên liệu tạo ra có những ưu điểm vượt trội như tiết kiệm nhiên liệu, sạch và không có phát thải gây hại cho môi trường. Tiến sĩ Massimiliao Materazzi, nhóm nghiên cứu Đại học College London cho biết, ý tưởng chính của quy trình này là thu thập nhiên liệu chưa chuyển hóa (RDF) từ rác thải sinh hoạt, sau đó biến nó thành một dạng mô phỏng nhiên liệu hóa thạch dùng cho máy bay.

Dù vẫn còn trong quá trình thử nghiệm, các nhà khoa học trong nhóm nghiên cứu rất lạc quan về tác dụng của kết quả cuộc nghiên cứu, đối với công tác giảm thiểu khí thải nhà kính ra môi trường. Tiến sĩ Massimiliano Materazzi cho biết thêm: “Mọi loại chất hữu cơ khi phân hủy đều sinh ra khí methan. Khí này gây hiệu ứng nhà kính gấp 20 lần CO2. Chính vì thế việc chôn rác thải chỉ là trốn tránh vấn đề. Việc tìm cách chiết xuất được nguồn năng lượng từ rác thải và có thể đem năng lượng đó vào sử dụng, mới là biện pháp lý tưởng nhất để giải quyết vấn đề này”. Theo dự kiến, chuyến bay thử đầu tiên cho loại nhiên liệu mới, sẽ được tiến hành vào năm 2020 và loại nhiên liệu này sẽ được thương mại hóa vào năm 2025.

Mai Anh (moitruong.com.vn/TH)

Lượt xem: 928

Các tin khác

Chủ đề Ngày Trái đất 2024: Đối đầu của Hành tinh với Nhựa

(18/04/2024 07:27:AM)

Bến Tre: Phát triển giá trị đa dụng hệ sinh thái rừng

(13/04/2024 04:52:PM)

Vàng ròng tín chỉ carbon

(08/04/2024 07:45:AM)

Đồng Nai quyết tâm giảm phát thải carbon

(05/04/2024 07:30:AM)

Miền Bắc sắp đón không khí lạnh, nhiệt độ giảm mạnh

(04/04/2024 06:43:AM)

Thừa Thiên Huế: Tăng trưởng mạnh mẽ, hài hòa với các tiêu chí bền vững

(02/04/2024 07:29:AM)

Khai thác các giá trị của thiên nhiên theo hướng bền vững

(25/03/2024 06:18:AM)

Thái Bình chọn rừng

(24/03/2024 06:08:AM)

Chiến dịch Giờ Trái đất 2024 - "Giảm dấu chân Carbon - Hướng tới Net Zero"

(17/03/2024 07:00:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE