quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG

Điểm tin môi trường ngày 11/3

Thứ Tư, 11/03/2015 | 04:15:00 PM

Xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường; Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường liên quan đến hóa chất độc hại; Tháp Eiffel được gắn tuabin gió; …

VIỆT NAM

Xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường


Sáng 11/3, tại trụ sở Bộ Tài nguyên&Môi trường (TN&MT), thực hiện Chương trình xây dựng văn bản pháp luật năm 2015 được Bộ TN&MT giao, Tổng cục Môi trường (TCMT) tổ chức cuộc họp lấy ý kiến góp ý của các đơn vị trực thuộc Tổng cục Môi trường nhằm xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường (gọi tắt là Thông tư).


Dự thảo số 02 bổ sung, chỉnh sửa một số nội dung như nhiệm vụ chi của ngân sách Trung ương và địa phương để hỗ trợ công tác tư vấn lựa chọn công nghệ, quan trắc và phân tích môi trường; thống kê, đánh giá tình hình ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường, đánh giá tác động môi trường tổng hợp; xây dựng năng lực cảnh báo, dự báo về môi trường; thẩm định điều kiện xử lý chất thải; thẩm định, đánh giá công trình, thiết bị, công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường; kiểm tra đề án bảo vệ môi trường; các hoạt động đối ứng thực hiện dự án hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường …

Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường liên quan đến hóa chất độc hại

Sáng 10-3, tại TP. Nha Trang (Khánh Hòa) Bộ TN&MT tổ chức Hội thảo về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường liên quan đến hóa chất độc hại/PCB.

Tại hội thảo, các đại biểu thảo luận các vấn đề nhằm đạt được các mục tiêu quốc gia về bảo vệ môi trường và triển khai kế hoạch thực hiện công tác Stockholm theo Quyết định số 184/2006 của Thủ tướng Chính phủ, tổ chức thực hiện nhiều hoạt động về kiểm soát ô nhiễm hóa chất nguy hại bao gồm PCB, trong đó có nội dung quan trọng về phòng ngừa, ứng phó với việc khắc phục sự cố môi trường liên quan đến hóa chất nguy hại.

Đà Nẵng nghiên cứu quy hoạch đô thị bền vững

Sáng 10/3, UBND TP. Đà Nẵng đã khởi động Dự án Quy hoạch nhanh-quản lý cơ sở hạ tầng, môi trường và nguồn tài nguyên bền vững.

Với tổng kinh phí tài trợ 14 tỷ đồng, thực hiện từ tháng 3/2015-3/2019, dự án sẽ là công cụ tư vấn tham mưu cho chính quyền TP. Đà Nẵng tìm kiếm các giải pháp hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu chiến lược phát triển, hướng đến xây dựng một đô thị năng động, thân thiện với môi trường và phát triển theo hướng bền vững. Các lĩnh vực nghiên cứu bao gồm: Năng lượng, nước, nước thải, chất thải rắn và nông nghiệp đô thị.

Quảng Nam: Phân bổ 22,3 tỷ đồng ứng phó biến đổi khí hậu

Ngày 10/3, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam ra quyết định phân bổ cho các ngành, địa phương để triển khai thực hiện các dự án thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Nam với số tiền 22,3 tỷ đồng....

Theo đó, phân bổ cho TP Hội An 1,3 tỷ đồng, huyện Duy Xuyên 1 tỷ đồng để triển khai trồng rừng phòng hộ ven biển, huyện Quế Sơn 8 tỷ đồng để xây đê ngăn mặn và tiêu úng đầm Mông Lãnh, xã Quế Xuân 1 trong điều kiện biến đổi khí hậu. Đồng thời phân bổ 12 tỷ đồng cho Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện nâng cấp hệ thống cấp nước sinh hoạt thị trấn Tiên Kỳ (huyện Tiên Phước) nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu....

THẾ GIỚI   

Tháp Eiffel được gắn tuabin gió


Các nhà nghiên cứu lắp đặt hệ thống tuabin gió mới trên tháp Eiffel ở Pháp, nhằm hạn chế tác động môi trường của công trình này. Công ty năng lượng sạch Urban Green lắp đặt hai hai tuabin gió bên trong giàn kim loại của tháp Eiffel. Chúng có công suất 10.000 kWh, đủ cung cấp cho các hoạt động ở tầng một của tháp như nhà hàng, cửa hàng lưu niệm và phòng triển lãm.

Hệ thống tuabin là một phần trong kế hoạch nhằm giảm thiểu tác động môi trường của tháp Eiffel. Các hệ thống hứng nước mưa, đèn LED và pin năng lượng Mặt Trời cũng đang được triển khai lắp đặt.

Biến nước tiểu thành điện năng

Các nhà khoa học Anh giới thiệu mô hình nhà vệ sinh có thể biến đổi nước tiểu thành điện năng, nhằm áp dụng trong các trại tị nạn. Thiết bị chuyển đổi năng lượng được đặt ngay bên dưới sàn nhà và có thể nhìn thấy từ bên ngoài. Nước tiểu sẽ là nguyên liệu cho các "pin nhiên liệu vi sinh vật" (microbial fuel cell – MFC) dùng để phát điện.

Nguyên lý hoạt động của MFC là sử dụng các vi sinh vật sinh trưởng nhờ nước tiểu. MFC sẽ khai thác một phần năng lượng sinh hóa mà vi sinh vật sử dụng để phát triển, biến trực tiếp nó thành điện năng. Đây được coi là công nghệ rất thân thiện với môi trường, sử dụng hiệu quả chất phế thải và không cần đến nhiên liệu hóa thạch. Vì dùng "nguyên liệu" miễn phí và phong phú, công nghệ này có thể dễ dàng áp dụng ở bất cứ nơi nào.Chi phí chế tạo mỗi MFC khoảng một bảng Anh.

Theo Minh Cường (MOITRUONG.COM.VN)

Lượt xem: 2084

Các tin khác

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

(09/05/2025 06:28:AM)

Nam Định triển khai quy hoạch quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển

(07/05/2025 06:22:AM)

Làng nghề với bài toán “chuyển đổi xanh”

(05/05/2025 07:10:AM)

Phát hiện rừng chè cổ hàng trăm tuổi trên đỉnh Tà Đùng

(03/05/2025 07:57:AM)

Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên chính thức trở thành Vườn Quốc gia

(29/04/2025 06:11:AM)

Hòa Bình: Triển khai chiến dịch trồng 30.000 cây xanh nhằm phục hồi rừng tự nhiên

(25/04/2025 06:36:AM)

Hải Phòng chuyển đổi xanh, xây dựng hệ sinh thái thông minh bền vững

(24/04/2025 07:30:AM)

Không tổ chức ăn uống tại các điểm tham quan trong Vườn quốc gia Bạch Mã từ 1/5/2025

(24/04/2025 07:27:AM)

Găng néo – cây di sản cũng dùng làm thuốc

(21/04/2025 11:13:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE