quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024

Giáo dục bảo vệ môi trường, biển đảo càng sớm càng tốt

Thứ Bảy, 19/07/2014 | 07:41:00 AM

Việc giáo dục bảo vệ tài nguyên, môi trường và biển, đảo càng sớm càng tốt, phải cần được thực hiện ngay từ khi các em học mẫu giáo.


Truyền tình yêu biển đảo cho trẻ em mầm non

Giáo dục bảo vệ tài nguyên, môi trường và biển đảo cho học sinh cần thực hiện từ khi các em học mẫu giáo. Đó là quan điểm của nhiều chuyên gia trong và ngoài ngành giáo dục cũng như các giáo viên mầm non.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay ở các trường mầm non, giáo dục tài nguyên môi trường và biển đảo chỉ được đưa vào một số tiết học và hoạt động ngoại khoá, giáo viên chưa thực sự khéo léo trong việc lồng ghép thường xuyên chủ để này vào trong các bài giảng.

Trẻ chưa có nhiều cơ hội được làm quen, tìm hiểm về biển, hải đảo. Do đó, ý thức, thói quen, hành vi bảo vệ môi trường biển, đảo chưa hình thành trong cộng đồng học sinh.

Dạy càng sớm càng tốt

Cách đây không lâu, nhân chuyến thăm Việt Nam bà Gina McCarthy - Giám đốc Cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ đã tâm huyết trao đổi với phóng viên vấn đề này khi cho rằng, việc giáo dục bảo vệ tài nguyên, môi trường và biển, đảo cần được thực hiện ngay từ khi các em học mẫu giáo.

Đây là một trong những cách để giáo dục thành công về tài nguyên môi trường, biển đảo cho các em nhỏ. Hãy để cho các em tham gia vào các chương trình học ngoại khóa như: Tham quan môi trường, triển lãm ảnh về biển đảo, tổ chức cho các em tự vẽ về các chú hải quân, về biển, đảo, sóng, gió…hoặc là cho các em tìm hiểu về thiên nhiên, động vật. Từ đó, các em có thể học được rất nhiều điều khi mà trong chương trình chính khóa không thể đưa vào giảng dạy.

Còn theo PGS.TS. Trần Quang Bảo - Trưởng phòng Đào tạo (Trường đại học Lâm nghiệp Việt Nam), trong bối cảnh như hiện nay việc giáo dục về tài nguyên môi trường, biển đảo cần phải được thực hiện có hệ thống từ bậc học mầm non đến đại học.

Việc làm này không chỉ đơn thuần là trang bị cho các em những kiến thức cơ bản về biển, hải đảo và tài nguyên môi trường mà thông qua đó còn giáo dục các em về ý thức bảo vệ môi trường, thái độ sống, và tinh thần trách nhiệm với cộng đồng.

Kinh nghiệm từ thực tiễn

Là một giáo viên mầm non, cô Lê Thị Kim Dung –Trường mầm non Mai Dịch (Cầu Giấy, Hà Nội) - cho rằng: Việc giáo dục về tài nguyên, môi trường, biển đảo cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi là vô cùng cần thiết.

Đã đến lúc chúng ta cần nhìn lại vấn đề này một cách toàn diện và khoa học để định hướng thúc đẩy công tác giáo dục môi trường, đặc biệt là giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, đảo cho trẻ mầm non một cách hệ thống, cơ bản và thiết thực, nhằm đáp ứng những đòi hỏi bức thiết hiện tại cũng như sự phát triển bền vững của đất nước.

Bởi nếu được trang bị đầy đủ hành trang, kiến thức, những kỹ năng bảo vệt tài nguyên môi trường, hải đảo thì những chủ nhân tương lai của đất nước sẽ là một lực lượng hùng hậu trong mọi hoạt động tuyên truyền bảo vệ tài nguyên, môi trường, biển, đảo.

Ngoài ra, thông qua việc giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, đảo sẽ hình thành cho con trẻ khái niệm ban đầu về biển, hải đảo Việt Nam, từ đó hình thành những thói quen, hành vi bảo vệ tài nguyên môi trường biển, hải đảo.

Theo kinh nghiệm của cô Dung, giáo dục về chủ đề này luôn là một hoạt động cấp bách mang tính giáo dục cao, đòi hỏi mỗi giáo viên phải nhạy bén, linh hoạt, tích cực và sáng tạo.

Trước khi tiến hành giáo viên cần xác định đúng nội dung, yêu cầu đặt ra đối với việc giáo dục tài nguyên, môi trường, biển hải đảo cho trẻ.

Theo đó, cần đảm bảo những nguyên tắc như: Tính mục tiêu, tính khoa học và tính phát triển. Nội dung phải góp phần giáo dục ở trẻ tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào và ý thức bảo vệ, giữ gìn biển đảo quê hương Việt Nam.

Nên xây dựng bài giảng theo hướng tích hợp nhẹ nhàng, hợp lý trong các chủ đề, các hoạt động, không gây quá tải, nặng nề trong thực hiện chương trình giáo dục mầm non.

Ngoài ra, nội dung giáo dục nên mở rộng theo hướng đồng tâm, phát triển từ gần đến xa, từ đơn giản đến phức tạp, gắn với thực tiễn nơi trẻ sống.

“Đơn cử như ở góc bé làm quen với chữ viết: Giáo viên có thể cho trẻ tìm hiểu, nhận biết tên gọi, vị trí địa lý của một số bãi biển, đảo ở một số tình, thành bằng cách: giáo viên gắn tên một số tỉnh, thành phố trên bản đồ, giới thiệu và chỉ vị trí địa lý trên bản đồ cho trẻ sau đó cho trẻ nhận biết tên tỉnh, thành phố và gắn vào đúng vị trí địa lý trên bản dồ Việt Nam” - Cô Dung dẫn giải.

Theo Minh Phong (Giáo Dục & Thời Đại)

Lượt xem: 8654

Các tin khác

Chủ đề Ngày Trái đất 2024: Đối đầu của Hành tinh với Nhựa

(18/04/2024 07:27:AM)

Bến Tre: Phát triển giá trị đa dụng hệ sinh thái rừng

(13/04/2024 04:52:PM)

Vàng ròng tín chỉ carbon

(08/04/2024 07:45:AM)

Đồng Nai quyết tâm giảm phát thải carbon

(05/04/2024 07:30:AM)

Miền Bắc sắp đón không khí lạnh, nhiệt độ giảm mạnh

(04/04/2024 06:43:AM)

Thừa Thiên Huế: Tăng trưởng mạnh mẽ, hài hòa với các tiêu chí bền vững

(02/04/2024 07:29:AM)

Khai thác các giá trị của thiên nhiên theo hướng bền vững

(25/03/2024 06:18:AM)

Thái Bình chọn rừng

(24/03/2024 06:08:AM)

Chiến dịch Giờ Trái đất 2024 - "Giảm dấu chân Carbon - Hướng tới Net Zero"

(17/03/2024 07:00:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE