quản lý tòa nhà

logo Tri ân Tiền bối VACNE Thi đua Chào mừng Đại hội VIII

Giáo dục môi trường thông qua môn địa lý

Thứ Hai, 20/10/2014 | 04:41:00 PM

Thông qua môn Địa lý, giáo viên có thể giúp học sinh tìm hiểu được một cách sâu sắc bản chất về: Thành phần cấu tạo của môi trường: đất, nước, không khí và thế giới sinh quyển; sự biến đổi của các chất trong môi trường; ảnh hưởng của các yếu tố tới thành phần của môi trường;

Khả năng tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường ở môn Địa lý

Sau một thời gian nghiên cứu và giảng dạy bộ môn Địa lý, cô Nguyễn Thị Thu Thủy - Giáo viên Trường THCS Giảng Võ (Hà Nội) nhận thấy, đây là bộ môn có nhiều khả năng để tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường. Cô Thủy cho biết: Địa lý là môn khoa học nghiên cứu các thành phần tự nhiên và nhân văn của môi trường, về kinh tế xã hội….  Số bài có nội dung địa lý trùng với nội dung giáo dục bảo vệ môi trường chiếm tỉ lệ đáng kể. Do đó, môn học này có khả năng giáo dục bảo vệ môi trường rất to lớn.

Theo đó, thông qua môn Địa lý, giáo viên có thể giúp học sinh tìm hiểu được một cách sâu sắc bản chất về: Thành phần cấu tạo của môi trường: đất, nước, không khí và thế giới sinh quyển; sự biến đổi của các chất trong môi trường; ảnh hưởng của các yếu tố tới thành phần của môi trường;

Nguồn gây ô nhiễm môi trường: các chất hoá học và tác hại sinh lí của chúng với động thực vật và con người; tiêu chuẩn môi trường và mức độ ô nhiễm môi trường; biện pháp hóa học, vật lí, sinh hóa để bảo vệ môi trường và chống ô nhiễm: xử lí nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, chất thải rắn....

Trong thực tế giảng dạy bộ môn Địa lý ở trường THCS, nhiều giáo viên mới chỉ chú trọng tới việc cung cấp cho học sinh những kiến thức theo đúng yêu cầu cần phải đạt được sau môt tiết học.

Hơn thế nữa, một tiết học diễn ra trong thời gian 45 phút cũng khiến nhiều giáo viên “ngại”rèn kĩ năng và tích hợp với các môn học khác , đặc biệt là với việc hình thành ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh . Vì vậy vấn đề này nhiều khi bị xem nhẹ.

Tuy nhiên, do nhu cầu đổi tích cực đổi mới các phương pháp dạy –học hiện nay với chủ trương lấy người học làm trung tâm, nhiều giáo viên đã nhạy bén và nhận thức rõ việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường hiện nay là rất quan trọng nên tiết học đã có nhiều màu sắc hơn.

Hiểu đúng tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học Địa lý

Xung quanh việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học Địa lý ở trường phổ thông, cô Nguyễn Thị Thu Thủy cho biết có nhiều cách hiểu khác nhau.

Có người cho rằng tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường ở đây chính là việc cho học sinh nhận thấy mối quan hệ giữa môi trường tự nhiên với cuộc sống con người.

Có ý kiến lại cho rằng vấn đề giáo dục này chỉ đơn thuần là việc giới thiệu cho học sinh thấy được tác dụng của tự nhiên với đời sống…

Hiểu như vậy không sai song còn phiến diện. Và đây là nguyên nhân chính khiến việc tích hợp giáo dục môi trường trong môn Địa lí chưa thực sự được quan tâm và tiến hành triệt để .

Theo cô Thủy, giáo dục bảo vệ môi trường, đặc biệt là bảo vệ môi trường tự nhiên trong dạy học Địa lý ở trường phổ thông chính là việc thông qua kiến thức về Địa lí tự nhiên ,dân cư, kinh tế - xã hội của mỗi bài học để giúp học sinh tự rút ra vai trò của tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội loài người.

Hơn thế, cũng phải chỉ rõ cho các em thấy rằng nếu có hành vi xâm hại đến tự nhiên thì sẽ có những hậu quả khủng khiếp xảy ra và đối tượng gánh chịu không ai khác chính là con người . Làm được điều này sẽ giúp học sinh tự ý thức được mình phải đối xử với tự nhiên ra sao.

Một số chú ý khi tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học Địa lí 9

Để định hướng cho việc lựa chọn nội dung giáo dục môi trường phù hợp, cô Thủy gợi ý, có thể nêu lên một số vấn đề môi trường dang được quan tâm hiện nay:

Tài nguyên rừng bị suy giảm: Trước hết phải làm rõ được vai trò của rừng đối với cuộc sống con người (Rừng - nguồn gien quý giá (động, thực vật); cung cấp lâm thổ sản; điều hòa lượng nước trên mặt đất; lá phổi xanh; chống xói mòn đất,…)

Ô nhiễm nước: Vai trò của nước đối với sự sống trên trái đất, các quá trình lý hóa khi nước bị ô nhiễm,... các biện pháp bảo vệ nước, chu trình nước trong tự nhiên ( liên quan tới các hiện tượng chuyển thể của nước…)

Ô nhiễm không khí: Khí quyển, quá trình suy giảm tầng ôzôn, chất phóng xạ, hóa chất.

Giáo viên giúp học sinh hiểu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường như việc sử dụng hoá chất và chất thải trong sinh hoạt và sản xuất, chặt phá rừng bừa bãi…. Các chất này gây tác hại cho sức khoẻ của người động vật, thực vật, các đồ vật, các công trình kiến trúc, văn hoá; Hiểu được một số vấn đề về nhiên liệu, chất đốt, năng lượng hoá học, gây ô nhiễm môi trường không khí;

Hiểu được tính năng và tác dụng của một số tài nguyên thiên nhiên như : nước, quặng, dầu mỏ, than đá. Vấn đề khai thác, sử dụng và việc gây ô nhiễm môi trường.

Đồng thời, giúp học sinh biết được một số biện pháp bảo vệ môi trường sống như: Thu gom và xử lí chất thải, phòng chống chất độc hại trong quá trình tiếp xúc, sử dụng một cách khoa học với thuốc trừ sâu, phân bón hoá học...;

Trồng nhiều cây xanh để điều hòa lượng khí CO2 tăng khí oxi giúp bảo vệ bầu không khí trong sạch.
Theo Thanh Thảo (MOITRUONG.COM.VN/TH theo Giáo Dục & Thời Đại)

Lượt xem: 3706

Các tin khác

Khai thác các giá trị của thiên nhiên theo hướng bền vững

(25/03/2024 06:18:AM)

Thái Bình chọn rừng

(24/03/2024 06:08:AM)

Chiến dịch Giờ Trái đất 2024 - "Giảm dấu chân Carbon - Hướng tới Net Zero"

(17/03/2024 07:00:AM)

Ngày Nước thế giới 2024 - Nước cho hòa bình

(16/03/2024 07:17:AM)

Ngày Khí tượng thế giới 2024 - Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu

(16/03/2024 07:14:AM)

TP. Hồ Chí Minh: Hướng tới phát triển xanh, bền vững

(15/03/2024 06:14:AM)

Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam

(14/03/2024 04:16:AM)

Lâm Đồng: Chuyến tàu ''tăng trưởng xanh'' chuyển bánh

(11/03/2024 05:11:AM)

Giữ lại 12.500 ha Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải (Thái Bình)

(08/03/2024 06:00:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE