quản lý tòa nhà

logo Tri ân Tiền bối VACNE Thi đua Chào mừng Đại hội VIII
CÂY DI SẢN VIỆT NAM

Hà Nội: Nhiều cây cổ thụ đổ nhào do bị “bức tử”?

Thứ Tư, 09/06/2010 | 09:07:00 AM

Bị các đơn vị đào đường, lát hè chặt cụt hết rễ nên liên tiếp trong khoảng 3 tháng lại đây, đã có hàng chục cây cổ thụ phải lìa đời, cá biệt có những cây tuổi thọ lên đến cả trăm năm.

 
Mới nhất là vụ cây bàng cổ thụ bị bật gốc trước số nhà 39 phố Tràng Thi (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) rạng sáng ngày 7/6. Theo ước tính của Công ty Công viên cây xanh Hà Nội (CVCX), cây bàng này có tuổi thọ ít nhất từ 90-100 năm, còn theo nhiều người dân khu vực khẳng định thì cây bàng này được người Pháp trồng khi lập ra nhà thương Phủ Doãn (BV Việt Đức bây giờ).

 

Mô tả ảnh.
Cây bàng trăm tuổi bật rễ trên phố Tràng Thi.

Dù lâu đời như thế, nhưng cho đến khi cây bị đổ vật ra đường, người ta thấy tán lá của nó vẫn còn rất xanh tươi. Và chỉ đến lúc này, khi bộ rễ bật tung lên trên cái vỉa hè mới tinh lát đá xanh, người ta mới nhìn thấy những vết chặt rõ ràng. 

Ông Nguyễn Xuân Hưng- Phó Tổng Giám đốc công ty CVCX chua chát: “Người ta làm thế này thì khác gì cắt cổ họng của cây?”.
 
Hành vi chặt rễ không chỉ khiến cây bàng trăm tuổi bị bức tử, mà như VietNamNet đã đưa tin, vụ đổ cây còn khiến cho một chiếc ôtô 16 chỗ gặp hoạ, rất may không có thiệt hại về người.

 

Mô tả ảnh.
Một gốc cổ thụ bị chặt rễ rất rõ ràng.

Theo quy định mới nhất của UBND TP.Hà Nội về “Quản lý hệ thống cây xanh đô thị, công viên, vườn hoa, vườn thú trên địa bàn thành phố”, thì cây cổ thụ được hiểu là cây thân gỗ, có tuổi thọ trên 50 năm.
 
Áp theo chuẩn này thì trong liên tiếp 3 tháng vừa qua, đã có rất nhiều cây cổ thụ bị đổ hoặc nghiêng mạnh do việc thi công đào đường, lát hè, đi cáp… đã chặt đứt rễ cây; địa bàn nằm rải rác khắp các quận: Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Long Biên và Cầu Giấy.

 

Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.
Mô tả ảnh.
Hàng loạt cây bị nghiêng, đổ do việc lát lại vỉa hè, hạ ngầm dây cáp.

Cụ thể: Hôm 3/3, cây xà cừ có đường kính 72cm cao gần 20m ở trước cửa nhà B14 Kim Liên (phường Kim Liên, quận Đống Đa) đã đổ nhào do bị công nhân của công ty CP xây lắp Dầu khí Sài Gòn đào hè xây dựng cống đã chặt… 2/3 bộ rễ của cây.
 
Một cây xà cừ lớn khác (có đường kính 50cm, cao 15m) ở khu vực nhà 352 phố Huế (phường Phố Huế, quận Hoàn Kiếm) bị đổ nghiêng tới 45 độ do công nhân hạ ngầm cáp điện trên tuyến phố này chặt đứt rễ cây.

 

Mô tả ảnh.
Mất hàng chục năm mới trồng được 1 cây xanh như thế này, nhưng "bức tử" cây thì chỉ cần vài giờ đồng hồ

Tiếp đến, ngày 21/3, một cây đề cũng thuộc hàng cổ thụ (có đường kính 65cm) trước cửa số nhà 208 phố Tôn Đức Thắng (phường Hàng Bột, quận Đống Đa) cũng bị đổ nghiêng 45 độ. Dù chưa gục hẳn nhưng không thể nào cứu sống cây này, do đơn vị hạ ngầm cáp điện đã “xử gọn” toàn bộ phần rễ.
 
Không chỉ “bức tử” từng cây, ngày 22/4, đơn vị thi công hạ ngầm cáp điện, đào hè Allta đã “thảm sát” một loạt 4 cây bàng và phượng vĩ từ số nhà 395 đến 413 phố Hoàng Quốc Việt (phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy) cũng bằng cách chặt toàn bộ phần rễ những cây này.

 

Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.
Sau khi vỉa hè mới lát xong, một thời gian sau cây mới đột ngột đổ nhào

 
Vụ “thảm sát” tiếp theo diễn ra ở khu vực rất nhạy cảm: Bờ Hồ; cũng một loạt 4 cây sanh nằm đối diện số 9 phố Đinh Tiên Hoàng (phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm) bị bật gốc do công nhân hạ ngầm cáp điện ngay sát gốc cây. Vụ này đã khiến cho 2 chiếc ôtô con bẹp dúm, do gần đó có một bãi đậu xe ôtô. 
 
Sấu là một trong những loại cây lớn chậm, để đạt được đường kính thân 55-60cm sẽ phải mất rất nhiều năm. Ngày 27/5, một cây sấu như thế đã đổ nghiêng ở trước số nhà 7 phố Ngô Quyền (phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm). Thủ phạm là công ty CP xây dựng số 3, trong quá trình thi công đã chặt mất 2 rễ chính có đường kính chừng 10 cm và một số rễ phụ.

 

Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.
Ở những vị trí nhạy cảm như hồ Gươm, người ta phải cố giữ sự sống cho cây bằng cách dùng khung thép chống đỡ.

Quay trở lại với ông Nguyễn Xuân Hưng, dù không khẳng định nhưng ông cũng không loại trừ khả năng một số hộ dân có cây chắn mặt tiền nhà đã nhân cơ hội, “thuê” công nhân hạ cáp, lát hè ra tay “hạ sát” cây cổ thụ.
 
Hành vi chặt đứt rễ rất khó bị phát hiện khi vỉa hè đã được lát lại phẳng phiu, vấn đề chỉ còn là đợi một thời gian, cây sẽ gục xuống. Cuối cùng, nếu bị phát hiện chặt rễ cây thì cũng chỉ bị phạt hành chính từ 500-1.000.000 đồng mà thôi (nếu ngang nhiên chặt cả cây thì bị phạt tới 15 triệu đồng).
 
  • Phú Thái - Phạm Trần
(Vietnam Net, 9/6/2010)

Lượt xem: 4241

Các tin khác

Thêm 5 cây cổ thụ bên bờ sông Nhuệ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

(24/03/2024 03:22:PM)

Cây Bồ đề cổ thụ tại thành phố Hải Phòng được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(19/03/2024 10:54:PM)

Một số hình ảnh lễ công bố Quyết định Cây Di sản tại Quang Húc (Phú Thọ)

(18/03/2024 10:26:PM)

Trồng cây đầu Xuân và đón nhận Cây Di sản tại Quang Húc

(18/03/2024 10:12:PM)

Một số hình ảnh lễ công nhận cây Ruối tại Làng Khê Tang là Cây Di sản Việt Nam

(17/03/2024 11:58:PM)

Làng Khê Tang lần thứ 2 đón nhận Cây Di sản Việt Nam

(17/03/2024 10:55:PM)

Một số hình ảnh Lễ công nhận Cây Di sản tại Đền Cửa Ông

(13/03/2024 03:42:PM)

Khai hội Đền Cửa Ông năm 2024 và vinh danh Cây Di sản

(12/03/2024 11:52:PM)

Một số hình ảnh buổi lễ công nhận cây Ruối tại Miếu Đống Vịnh là Cây Di sản Việt Nam

(11/03/2024 11:36:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE