quản lý tòa nhà

logo Tri ân Tiền bối VACNE Thi đua Chào mừng Đại hội VIII
THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG

Kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm rác nhựa ở một số nước trên thế giới

Thứ Ba, 19/10/2021 | 06:13:00 AM

Nhiều quốc gia đã nhận thức được ô nhiễm biển sẽ ảnh hưởng nhiều đến đời sống và cảnh quan thiên nhiên. Vì vậy, tại mỗi quốc gia đã có những sáng kiến nhằm giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa ra biển và đại dương.




Kể từ khi con người phát minh ra
vật liệu nhựa đến nay, nó giúp ích cho cuộc sống nhân loại rất nhiều. Những sản phẩm nhựa ngày càng nhiều, đa dạng, từ những cái nhỏ nhặt như tăm xỉa răng, bông ngoáy tai cho đến những cái có kích thước lớn hàng mét như những thùng nhựa nuôi cá, tủ nhựa, …

Sẽ chẳng có gì để nói nếu như các vật liệu bằng nhựa này được tái chế hoàn toàn sau khi đã quá hạn sử dụng. Nhưng thực ra, lượng chất thải nhựa được
tái chế là không đáng kể, lượng còn lại đa phần chúng được kết thúc hành trình ở biển. Lượng chất thải nhựa vào môi trường biển ngày càng gia tăng và gây hại cho môi trường biển, gây hại cho các sinh vật biển.

Các loại nhựa thông dụng hiện nay

Thuật ngữ “
plastic – nhựa” xuất hiện lần đầu tiên vào những năm 1630, lúc đó nó được dùng để mô tả một chất có thể đúc được hoặc tạo hình được. Ngày nay, từ “nhựa” được sử dụng để mô tả một tập hợp các hợp chất hóa học nhân tạo hoặc nhân tạo có nhiều hình dạng, kích cỡ và màu sắc tùy ý. Ví dụ, hộp xốp đựng thực phẩm (làm bằng polystyrene) và nắp chai nhựa (làm bằng polypropylene),… . Những thành phần nhựa này sẽ được xem là mảnh vụn nhựa biển nếu chúng được tìm thấy trong đại dương hoặc sông, suối, hồ của chúng ta.

Hiện nay người ta
phân loại nhựa thành nhiều loại. Do tính chất linh hoạt của chúng, nhựa được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp và ứng dụng. Tuy nhiên, các lĩnh vực chính mà nhựa được sử dụng phổ biến nhất là bao bì, đồ chơi, đồ dùng điện tử, xây dựng, vận tải mặt đất, hàng không và hàng hải, nông nghiệp, y tế, thể thao và giải trí. Hình dưới đây trình bày một số loại nhựa cơ bản và ví dụ ứng dụng của chúng trong các đồ dùng cá nhân hằng ngày.


Bảng mô tả một số loại nhựa và ví dụ phổ biến của chúng

Nhựa có gây nguy hại cho các sinh vật biển? Bảng mô tả một số loại nhựa và ví dụ phổ biến của chúng

Câu trả lời là có, nhựa có thể gây hại cho các loài cá và các động vật sinh sống ở biển theo hai cách trực tiếp và gián tiếp.

Trực tiếp: Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng cá và các sinh vật biển khác có thể nhầm lẫn thức ăn với nhựa và chúng ăn nhựa. Nhựa có thể gây kích ứng hoặc làm hỏng hệ thống tiêu hóa. Nếu nhựa được giữ trong dạ dày thay vì tiêu hóa, nó sẽ làm cho cá có thể cảm thấy no và điều này có thể dẫn đến suy dinh dưỡng hoặc đói và chúng sẽ chết.

Gián tiếp: Những mảnh vụn nhựa tích tụ các chất ô nhiễm như PCBs (polychlorinated biphenyls) lên tới 100.000 đến 1.000.000 lần so với mức độ được tìm thấy trong nước biển. PCBs chủ yếu được sử dụng làm chất lỏng làm mát, đã bị cấm ở Mỹ vào năm 1979 và quốc tế vào năm 2001. Hiện vẫn chưa rõ liệu các chất ô nhiễm này có thể thấm từ các mảnh vụn nhựa vào các sinh vật ăn mảnh vụn và rất khó xác định chính xác nguồn gây ô nhiễm vì chúng có thể đến từ các nguồn khác ngoài mảnh vụn nhựa. Cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa để giúp chúng ta hiểu rõ hơn về lĩnh vực này.


Một số giải pháp của một số quốc gia trên thế giới

Tất cả biển và đại dương trên trái đất của chúng ta liên thông thành một khối thống nhất với nhau, vì vậy cũng cần có những liên kết giữa các quốc gia có biển nhằm hạn chế rác thải nhựa ở biển và đại dương. Nhiều quốc gia đã nhận thức được ô nhiễm biển sẽ ảnh hưởng nhiều đến đời sống và cảnh quan thiên nhiên. Vì vậy, tại mỗi quốc gia đã có những sáng kiến nhằm giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa ra biển và đại dương.

Tại Indonesia: Chính quyền thành phố lớn thứ hai của Indonesia là Surabaya đã nghĩ ra một cách mới lạ để khuyến khích người dân tái chế rác thải đó là: tặng vé xe buýt miễn phí để đổi lấy những chai nhựa đã qua sử dụng.

Với 10 cốc nhựa hoặc năm chai nhựa, tùy thuộc vào kích thước của chúng sẽ đổi được một vé xe buýt, thành phố hy vọng sẽ đáp ứng được mục tiêu đầy tham vọng là không có rác thải nhựa vào năm 2020. Một chiếc xe buýt có thể thu thập tới 250 kg chai nhựa mỗi ngày, tương đương khoảng 7,5 tấn trong một tháng.

Tại Trung Quốc: là một quốc gia có lượng rác thải nhựa đổ ra biển lớn nhất thế giới. Trung Quốc cũng đang dần ý thức được tiềm ẩn nguy cơ của rác thải nhựa đối với môi trường biển.

Chính vì vậy chính quyền đã có một số biện pháp như: tại các siêu thị tại đại lục Trung Quốc, khách hàng phải trả 0.3 nhân dân tệ (khoảng 1000 đồng Việt Nam) cho một túi nilon khi mua sắm và khách hàng cũng phải trả 2 đài tệ (khoảng 1400 đồng Việt Nam) cho một túi nilon khi mua sắm tại các siêu thị ở Đài Loan.

Trong nỗ lực ngăn chặn các chai nhựa nằm ở những bãi rác, chính quyền thành phố Bắc Kinh đã cho phép trả tiền vé tàu điện ngầm bằng những chai nhựa nhằm khuyến khích người dân tái chế các chai nhựa đã qua sử dụng.

Tại Australia: Một số thành phố lớn ở Australia đã cho lắp đặt những máy tự động thu gom các chai đựng đồ uống bằng nhựa và các lon đồ uống cho phép đổi lấy vé xe buýt, phiếu mua đồ ăn hoặc quyên góp 10 cent cho tổ chức làm sạch [3]. Một tuyên bố chính thức nói rằng 15.000 chai và lon bị vứt bừa bãi hoặc ném vào bãi rác mỗi phút trên khắp nước Úc. Chính quyền hy vọng rằng với dự án này, sẽ giảm được đáng kể lượng rác thải.

Nhìn chung, tại các quốc gia phát triển mô hình các máy tự động thu gom chai nhựa để đổi lấy vé xe buýt, hoặc một phần kinh phí nhỏ hay các dịch vụ khác đang dần lan tỏa sang những nước khác trên thế giới. Đi đầu trong lĩnh vực này có thể kể đến Na Uy khi mà đã triển khai dịch vụ từ năm 1992 [4].

Theo thống kê chính thức, 97 phần trăm chai nhựa ở Na Uy được tái chế. Đại diện chính phủ Anh cũng đã sang Na Uy để học tập hệ thống này. Hệ thống tương tự cũng đã được sử dụng ở nước láng giềng Thụy Điển và Đan Mạch, cùng với Đức và một số bang ở các quốc gia Mỹ và Canada.

Tại Việt Nam cũng đang có nhiều địa phương thực hiện phương pháp thu gom rác thải ngay từ đầu nguồn. Ở thành phố Hồ Chí Minh việc phân loại rác thải rắn sinh hoạt tại nguồn phải được triển khai từ các hộ dân cho đến nơi nhận rác và xử lý cuối cùng theo quyết định 44/2018/QĐ-UBND của thành phố này [5].

Tại hòn đảo Cù Lao Chàm, tỉnh Quảng Nam, cộng đồng dân cư trên đảo đã kiên quyết nói không với túi nilon hơn 10 năm nay [6]. Có thể thấy những mô hình có hiệu quả như thế này đã được thực hiện rải rác ở Việt Nam. Và không có lý do gì để từ chối nhân rộng lên ở các thành phố và các hải đảo khác ở Việt Nam. Lắp đặt các máy tự động đổi vỏ lon, vỏ chai nhựa lấy các dịch vụ ở các nơi công cộng đông người qua lại cũng là một gợi ý hay cho Việt Nam chúng ta.


Tác giả: Trần Đức Trứ, Viện nghiên cứu biển và hải đảo, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam.

(Theo VASI.GOV.VN )

Lượt xem: 913

Các tin khác

Khai thác các giá trị của thiên nhiên theo hướng bền vững

(25/03/2024 06:18:AM)

Thái Bình chọn rừng

(24/03/2024 06:08:AM)

Chiến dịch Giờ Trái đất 2024 - "Giảm dấu chân Carbon - Hướng tới Net Zero"

(17/03/2024 07:00:AM)

Ngày Nước thế giới 2024 - Nước cho hòa bình

(16/03/2024 07:17:AM)

Ngày Khí tượng thế giới 2024 - Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu

(16/03/2024 07:14:AM)

TP. Hồ Chí Minh: Hướng tới phát triển xanh, bền vững

(15/03/2024 06:14:AM)

Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam

(14/03/2024 04:16:AM)

Lâm Đồng: Chuyến tàu ''tăng trưởng xanh'' chuyển bánh

(11/03/2024 05:11:AM)

Giữ lại 12.500 ha Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải (Thái Bình)

(08/03/2024 06:00:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE