THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG
Nữ tiến sỹ làm túi “thần kỳ” từ vi sinh vật, có thể phân hủy
Thứ Ba, 03/09/2019 | 07:27:00 AM
Túi này có độ bền gấp 4 lần túi nilong thông thường vì được làm từ vật liệu Cellulose (Xen-lu-lô-zơ) và có thể phân hủy chỉ sau 2 tháng để ở ngoài môi trường.
Nghiên cứu này do TS Phan Mỹ Hạnh, Phòng công nghệ vi sinh, Trung tâm công nghệ sinh học TP.HCM, báo cáo tại Hội thảo phân tích xu hướng công nghệ về ứng dụng của Cellulose. Hội thảo do Trung tâm thông tin, thống kê, khoa học và công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM tổ chức sáng 30/08.
 |
Túi sinh học có bề mặt tương tự túi nilong nhưng có thể phân hủy hoàn toàn trong môi trường sau 2 đến 3 tháng.
Ảnh: Hà Thế An.
|
TS Hạnh cho biết, cellulose sinh học được hiểu là nuôi cấy các chủng vi sinh vật trong môi trường lý tưởng. Con người cung cấp đường ngọt làm thức ăn để giúp các chủng vi sinh vật này tạo ra một lớp màng cellulose xung quanh cơ thể chúng. Cellulose sau đó được tổng hợp và sử dụng cho nhiều ứng dụng khác nhau.
Nhóm nghiên cứu của TS Hạnh đã phát triển và cho ra đời một dạng túi sinh học từ cellulose. Túi này có độ bền gấp 4 lần túi nilong thông thường, kéo rất khó đứt. Sản phẩm này đang được sản xuất ở quy mô phòng thí nghiệm.
“Sắp tới chúng tôi sẽ đưa ra giải pháp tăng độ dày lớp màng cellulose để túi có bề mặt dày hơn, tăng độ bền lớn hơn. Ngoài ra, chúng tôi có thể sử dụng một loại hợp chất phối trộn trong quá trình sản xuất túi để tăng độ chống thấm nước của túi”- TS Hạnh nói.
Với nghiên cứu này, có thể là phương án thay thế hoàn toàn hoàn túi nilong mất rất nhiều thời gian phân hủy. Túi sinh học từ cellulose chỉ mất từ 2 đến 3 tháng để phân hủy hoàn toàn trong môi trường.
 |
TS Phan Mỹ Hạnh (phải) trao đổi với các khách tham dự hội thảo về các nghiên cứu mới của mình. Ảnh: Hà Thế An. |
Cũng theo TS Hạnh, vấn đề lớn nhất để sản xuất túi dạng này là vấn đề chi phí. Trong khi túi nilong nhiều nơi người ta tặng không để giúp khách hàng mình đựng đồ, thì túi sinh học vì sử dụng môi trường để nuôi cấy vi sinh vật tạo màng cellulose và trải qua rất nhiều quá trình. Vì thế giá thành túi sinh học có thể sẽ cao hơn. Việc sản xuất túi sinh học vì lẽ đó cần sự thấu hiểu và chung tay của cộng đồng.
Ngoài túi sinh học, hiện nay Trung tâm công nghệ sinh học TP.HCM đang nghiên cứu nhiều sản phẩm ứng dụng cellulose như: Mặt nạ từ nước dừa sử dụng trong lĩnh vực làm đẹp, màng trị bỏng, làm tơ sợi… Hiện các nhà khoa học của đơn vị này sử dụng môi trường nuôi cấy BL-Nutri. Đây được cho là môi trường nuôi cấy vi sinh vật rất lý tưởng có thể giúp vi sinh vật tạo màng cellulose với thời gian nhanh hơn, tạo ra nhiều cellulose hơn.
DN/theo MTĐT
Lượt xem: 2355
Các tin khác
Vườn Quốc gia Cát Tiên – Điểm sáng trong công tác bảo vệ đa dạng sinh học (21/05/2025 07:45:AM)
“Rừng xanh lên” - Hành trình gìn giữ thiên nhiên, vun đắp tương lai (19/05/2025 07:27:AM)
Khảo sát hiện trạng quần thể Voọc mũi hếch tại Tuyên Quang (18/05/2025 06:11:AM)
Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững (17/05/2025 07:33:AM)
Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025: Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững (16/05/2025 08:27:AM)
Bộ VHTTDL đẩy mạnh tuyên truyền hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Ngày Đại dương thế giới năm 2025 (13/05/2025 05:38:AM)
Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững (09/05/2025 06:28:AM)
Nam Định triển khai quy hoạch quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển (07/05/2025 06:22:AM)
Làng nghề với bài toán “chuyển đổi xanh” (05/05/2025 07:10:AM)