Phát động cuộc thi “SÁNG TẠO XANH – SỐNG TRONG LÀNH: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời - Tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật”
(VACNE) – Tại nhiều vùng nông thôn Việt Nam, thói quen đốt rơm rạ sau mùa thu hoạch và lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật vẫn tồn tại gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người. Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) phát động cuộc thi “SÁNG TẠO XANH – SỐNG TRONG LÀNH: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật”
Cuộc thi nhằm khơi dậy và ươm mầm những ý tưởng sáng tạo trong việc bảo vệ môi trường dành cho học sinh các trường THPT và sinh viên các trường Đại học. Cuộc thi đặc biệt chú trọng đến việc giảm thiểu tình trạng đốt rơm rạ và khuyến khích sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách.
Cuộc thi là một trong những hoạt động thuộc Dự án “Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu, đề xuất áp dụng các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của đốt ngoài trời và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp đến biến đổi khí hậu, sức khỏe con người và đa dạng sinh học ở Việt Nam” do Hội Bảo vệ Thiên Nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) thực hiện thông qua Liên Minh toàn cầu về sức khỏe và ô nhiễm (GAHP) với sự tài trợ của Bộ môi trường, thực phẩm và nông nghiệp Vương Quốc Anh (DEFRA).
I. THÔNG TIN VỀ CUỘC THI
1. Tên cuộc thi
“SÁNG TẠO XANH – SỐNG TRONG LÀNH: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật”.
2. Đơn vị tổ chức
- Đơn vị chủ trì: Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE).
- Đơn vị thực hiện: Trung tâm Ứng phó sự cố Môi trường Việt Nam (SOS Môi trường).
- Đơn vị hỗ trợ truyền thông: Tạp chí Tài nguyên và Môi trường.
3. Hội đồng Giám khảo
Hội đồng giám khảo gồm 7 thành viên là đại diện VACNE, các chuyên gia, nhà khoa học về môi trường và đại diện một số đơn vị thông tấn, báo chí.
4. Mục đích cuộc thi
- Nâng cao nhận thức về môi trường, góp phần giảm thiểu tình trạng đốt rơm rạ và khuyến khích sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách.
- Khuyến khích sự sáng tạo và tư duy giải pháp.
- Phát triển kỹ năng mềm cho học sinh, sinh viên.
- Thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước.
5. Đối tượng dự thi
- Học sinh các trường THPT, sinh viên các trường Đại học tại các tỉnh trong khuôn khổ dự án.
- Học sinh, sinh viên quan tâm đến cuộc thi.
6. Nội dung cuộc thi
Người dự thi đề xuất và thực hiện các sáng kiến hoặc giải pháp khoa học có ý nghĩa lý thuyết hoặc ứng dụng thực tiễn, thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, công nghệ nhằm thay đổi nhận thức, hành vi của xã hội về tác hại của việc đốt rơm rạ và phương pháp khoa học xử lý rơm rạ.
Bài thi có thể trình bày 1 trong 3 hình thức: Bài viết, bài trình bày, đoạn phim ngắn.
- Dạng bài viết (Word): Bài dự thi không quá 2000 từ, sử dụng font chữ Times New Roman, cỡ chữ 14.
- Dạng bài trình bày (PowerPoint): Bài thi sử dụng không quá 15 trang (slides), bố cục rõ ràng và ý tưởng dễ tiếp cận, dễ ứng dụng.
- Dạng đoạn phim ngắn (Video clip):
+ Thời gian giới hạn không quá 05 phút, bắt buộc đặt tiêu đề cho tác phẩm.
+ Có thể xây dựng các tác phẩm theo hướng tài liệu, phóng sự, phim ngắn, motion graphic…
+ Định dạng file: .mp4.
+ Chất lượng video sắc nét.
+ Ngôn ngữ: Tiếng Việt, có thể sử dụng phụ đề Tiếng Anh.
7. Thời gian triển khai
- Phát động cuộc thi: 25/08
- Nhận bài dự thi: 01/09 - 30/09
- Chấm thi vòng Sơ khảo: 01/10 - 20/10
- Công bố kết quả vòng Sơ khảo: 21/10
- Giải Lan toả mạng xã hội: 21/10 – 30/10 (Dành cho Top 10)
- Vòng Chung kết: Dự kiến đầu tháng 11
8. Cách thức chấm thi
- Sau khi kết thúc thời gian nhận bài thi, Hội đồng Giám khảo sẽ tổ chức chấm sơ khảo và chọn ra 10 bài có điểm cao nhất tiến vào vòng Chung kết.
- Các nhóm/cá nhân sẽ trình bày nội dung, ý tưởng tại buổi Chung kết.
- Mỗi nhóm/cá nhân sẽ có 5 phút để trình bày nội dung, kế hoạch triển khai ý tưởng của mình.
- Hội đồng Giám khảo sẽ đặt câu hỏi và đánh giá nội dung, ý tưởng của nhóm/cá nhân. Thời gian vấn đáp không quá 5 phút.
- Hội đồng Giám khảo đánh giá, chấm điểm theo thang điểm của Ban Tổ chức, lựa chọn 5 nhóm/cá nhân có điểm số cao nhất trình Ban Tổ chức quyết định trao giải.
a. Cách thức chấm thi vòng sơ khảo
Bài dự thi sẽ được chấm theo thang điểm 100
Lưu ý:
- Các thí sinh dự thi với tư cách cá nhân hoặc nhóm nhưng không quá 3 người.
- Không sao chép, vi phạm bản quyền.
- Bài dự thi phải đảm bảo tính trung thực và chính xác của thông tin.
Sau khi kết thúc vòng Sơ khảo, 10 bài xuất sắc nhất sẽ được đăng tải trên Fanpage của VACNE. Bài dự thi có lượt tương tác tốt nhất sẽ nhận giải thưởng Lan toả mạng xã hội (1 lượt share tính 2 điểm, 1 lượt like tính 1 điểm, lưu ý: Nếu BTC phát hiện bài thi sử dụng hack like – share sẽ bị loại).
b. Cách thức chấm thi vòng Chung kết
Bài dự thi sẽ được chấm theo thang điểm 100
9. Cơ cấu giải thưởng
- 1 Giải nhất: 20.000.000 đồng.
- 1 Giải Nhì: 10.000.000 đồng.
- 03 Giải Ba: 4.000.000 đồng.
- 01 Giải lan tỏa: 5.000.000 đồng.
- Bài dự thi có lượt tương tác tốt nhất sẽ nhận giải thưởng Lan toả mạng xã hội.
- Ban Tổ chức sẽ hỗ trợ chi phí đi lại, ăn ở cho 10 cá nhân đại diện có bài dự thi lọt vào vòng chung kết.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
Ms. Phan Thị Thanh Hằng – Trung tâm Ứng phó sự cố Môi trường Việt Nam
Mobile: +84.975344743
Email: vanphong@sosmoitruong.com
Cách thức nộp bài
- Các bài thi nộp trước ngày 30/9/2024 vào email: sangtaoxanh.songtronglanh2024@gmail.com
- Trong email phải có các thông tin sau:
+ Họ và tên cá nhân/Tên nhóm và người đại diện nhóm
+ Đơn vị trường
+ Số điện thoại liên hệ
- Đính kèm bài dự thi dưới định dạng Word, PowerPoint, Video clip với cách đặt tên file: [GAHP] – [Tên nhóm/cá nhân] – [Tên file] – [SĐT Liên hệ]
PV. VACNE