18 tấn hóa chất lưu trữ trong kho (từ 18 tấn hoá chất này, phát sinh ra 3000m³ chất thải nguy hại sau sự cố), hoàn toàn có thể được khống chế, không phát tán ra ngoài môi trường; vẫn có cách để phòng ngừa hiệu quả và thu gom, xử lý kịp thời. Tuy nhiên, vì chúng ta không biết cách ứng phó, phản ứng nhanh với những sự cố hoá chất, mà chỉ trong vài giây, sự cố này có thể gây ra những hậu quả nặng nề, không thể lường trước, có thể cướp đi sinh mạng, có thể biến tất cả công sức của chúng ta thành tro bụi,…

Khung cảnh hoang tàn của hiện trường sự cố hoá chất
Trực tiếp ứng trực tại hiện trường sự cố, ông Phạm Văn Sơn - Phó Tổng thư ký VACNE, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố Môi trường Việt Nam – chia sẻ: “Và ở đó… vẫn hiện hữu một chữ ‘giá như’ – muộn màng…

Ông Phạm Văn Sơn – Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố Môi trường Việt Nam trực tiếp đến chỉ đạo xử lý sự cố
Giá như, các biện pháp phòng ngừa được hiểu đúng và thực hiện nghiêm túc…
Giá như, đội ngũ tại chỗ được đào tạo, trang bị kỹ năng, kiến thức và thiết bị cần thiết…
Giá như, kế hoạch ứng phó sự cố môi trường được xây dựng bài bản, có sự chuẩn bị trước và đánh giá đầy đủ rủi ro…
Giá như, các lực lượng liên ngành, các đơn vị ứng cứu được kích hoạt kịp thời, phối hợp hiệu quả để đưa ra phương án ngăn chặn từ đầu…”
Nếu những điều đó được làm đúng – đúng lúc, đúng người, đúng cách – thì đã không để xảy ra tình trạng 3000m³ chất thải khó xử lý như thế này!
Từ ngày 1/7/2025, một số Nghị định, điều Luật mới chính thức có hiệu lực – với định hướng tối ưu chi phí, nâng cao hiệu quả vận hành, đẩy mạnh trách nhiệm phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường từ cơ sở. Điều này cũng đặt ra yêu cầu: Chúng ta, những người trong ngành và hơn hết là cả cộng đồng, cần phải thay đổi tư duy, cập nhật cách thức làm mới để thích ứng với bối cảnh pháp lý – quản lý hiện đại trong việc ngăn ngừa sự cố – bảo vệ môi trường.
T
rung tâm Ứng phó sự cố Môi trường Việt Nam ứng trực, lên phương án giải quyết sự cố ngay lập tức
Thay vì đối mặt bị động, chi phí khắc phục lớn, hình ảnh tổn hại… thì việc đầu tư vào công tác phòng ngừa, huấn luyện, diễn tập và chuẩn bị từ đầu sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều. Các khóa học, tập huấn chuyên đề, sản phẩm hướng dẫn – mô phỏng – đào tạo chính là “công cụ” thiết thực giúp cơ sở, doanh nghiệp, địa phương giảm rủi ro, tăng năng lực, đảm bảo tuân thủ và bảo vệ môi trường hiệu quả.
Sự cố hóa chất không chỉ là vấn đề kỹ thuật. Đó là câu chuyện về nhận thức, chuẩn bị và hành động. Thực tế cũng cho thấy: Không có sự chuẩn bị nào là dư thừa, nhất là khi cái giá phải trả là môi trường và an toàn cộng đồng.