quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG

TPHCM: Nghiên cứu xây nhà máy đốt rác phát điện 180 triệu đô

Thứ Hai, 30/03/2015 | 02:51:00 PM

UBND TPHCM đã yêu cầu các sở ngành liên quan nghiên cứu triển khai dự án đầu tư xây nhà máy đốt rác phát điện công suất 1.000 tấn rác/ngày, vốn đầu tư khoảng 180 triệu đô la Mỹ bằng công nghệ Stoker của Tập đoàn Hansol (Hàn Quốc).

 

Tại cuộc họp bàn về dự án này trong sáng nay (30-3), ông Huỳnh Kim Tước, Giám đốc Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng TPHCM cho biết, tập đoàn Hansol (Hàn Quốc) đề xuất được bỏ ra 80% vốn để triển khai dự án nói trên theo hình thức BOT (nhà đầu tư quản lý vận hành nhà máy trong 20 năm) và đề nghị thành phố bỏ 20% vốn đối ứng cho dự án.

Ông Tước cho biết công nghệ đốt Stoker của Hàn Quốc là công nghệ lò đốt dạng vỉ, đốt cả rác cao su, da, nhựa, vải, bã giấy, rác thải y tế, rác sinh hoạt đã phân hủy ... Cho đến nay TPHCM vẫn chưa có dự án nhà máy đốt rác phát điện nào triển khai, chỉ có bãi rác Gò Cát và Đa Phước là có hạng mục sản xuất điện từ khí phát sinh từ bãi rác.

Còn theo ông Nguyễn Văn Lý, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Điện lực TPHCM, theo Quyết định 31/2014/QĐ-TTg năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án phát điện sử dụng chất thải rắn, ngành điện sẽ có trách nhiệm ký hợp đồng mua điện liên tục trong 20 năm đối với các dự án đốt rác phát điện với giá mua điện 10,05 cent/kWh.

Ngoài ra, dự án đốt rác phát điện, theo quy định tại quyết định 31, nhà đầu tư sẽ được hưởng các ưu đãi về thuế nhập khẩu thiết bị, miễn giảm tiền thuê đất ...

Như vậy, với giá mua điện của ngành điện nói trên, ông Lý cho rằng tiền bán điện từ dự án đối rác phát điện 1.000 tấn/ngày như đề xuất của tập đoàn Hàn Quốc được khoảng 370 tỉ đồng/năm, cộng thêm 150 tỉ đồng ngân sách thành phố trả cho chi phí xử lý rác (khoảng 20 đô la Mỹ/tấn), sau khi trừ chi phí vận hành khoảng 240 tỉ đồng thì nhà đầu tư còn thu khoảng 280 tỉ đồng/năm. Như vậy, dự kiến nhà đầu tư sẽ thu hồi được vốn đầu tư dự án sau gần 14 năm.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Mạnh Hà, cho biết theo quy hoạch xử lý rác của TPHCM đến năm 2015 thì thành phố sẽ phải tái chế đến 40% tổng lượng rác, chôn 40% và còn lại là đốt. Tuy nhiên, đến nay thì tỷ lệ chôn lấp đã lấn át các công nghệ khác lên đến 75%.

Ông Hà giao Sở Công Thương, Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng và Tổng Công ty Điện lực TPHCM nghiên cứu dự án đốt rác phát điện công suất 1.000 tấn/ngày, diện tích nhà máy khoảng 3 héc ta theo công nghệ Hansol của Hàn Quốc nói trên để sớm triển khai, nâng tỷ lệ đốt rác phát điện cho thành phố trong tương lai.

Hiện nay mỗi ngày TPHCM thải ra khoảng 7.500 tấn rác, trong đó rác hữu cơ chiếm gần 82%, còn lại là rác vô cơ. Tỷ lệ gia tăng rác thải hàng năm khoảng 8%.

Trên phạm vi rộng hơn, hiện cả nước mỗi ngày thải ra khoảng 23.000 tấn rác sinh hoạt đô thị. Tiềm năng thu hồi năng lượng từ nguồn rác thải là rất lớn nhưng đến nay tiềm năng này vẫn bị lãng phí vì vẫn còn 85% lượng rác được xử lý theo kiểu chôn lấp. Hiện nay chỉ có Đà Nẵng và TPHCM là hai thành phố đang nghiên cứu phương án đốt rác phát điện.

Văn Nam (TBKTSG)

Lượt xem: 1555

Các tin khác

Chủ đề Ngày Trái đất 2024: Đối đầu của Hành tinh với Nhựa

(18/04/2024 07:27:AM)

Bến Tre: Phát triển giá trị đa dụng hệ sinh thái rừng

(13/04/2024 04:52:PM)

Vàng ròng tín chỉ carbon

(08/04/2024 07:45:AM)

Đồng Nai quyết tâm giảm phát thải carbon

(05/04/2024 07:30:AM)

Miền Bắc sắp đón không khí lạnh, nhiệt độ giảm mạnh

(04/04/2024 06:43:AM)

Thừa Thiên Huế: Tăng trưởng mạnh mẽ, hài hòa với các tiêu chí bền vững

(02/04/2024 07:29:AM)

Khai thác các giá trị của thiên nhiên theo hướng bền vững

(25/03/2024 06:18:AM)

Thái Bình chọn rừng

(24/03/2024 06:08:AM)

Chiến dịch Giờ Trái đất 2024 - "Giảm dấu chân Carbon - Hướng tới Net Zero"

(17/03/2024 07:00:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE