quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG

Trả lại bản chất phí bảo vệ môi trường

Thứ Hai, 18/05/2015 | 03:46:00 PM

Trong bối cảnh Bộ Tài chính đang được giao nghiên cứu và sửa đổi Nghị định 174/2007/NĐ-CP, tài liệu "Trả lại bản chất phí bảo vệ môi trường" sẽ phân tích một số khía cạnh liên quan nhằm cung cấp thông tin và cơ sở phục vụ việc sửa đổi chính sách về phí bảo vệ môi trường.

Phí bảo vệ môi trường (BVMT) trong khai thác khoáng sản là một trong những công cụ chính sách được xây dựng với mục tiêu tạo nguồn lực tài chính để bù đắp các tổn thất do hoạt động khai khoáng gây ra. Việc thu phí BVMT trong khai thác khoáng sản đã được thực hiện ở nhiều quốc gia như Canada, Úc, Thụy Điển, Anh, Đan Mạch, Cộng hòa Séc hay một số bang của Hoa Kỳ (Stefan Speck, Jim McNicolas, 2001).
 

Hình thức thu phí BVMT trong lĩnh vực khai khoáng ở các quốc gia này khá đa dạng. Phí có thể được tính dựa trên diện tích đất được sử dụng phục vụ khai thác, quãng đường quặng được vận chuyển hay khối lượng khoáng sản được khai thác (European Environment Agency, 2004).

Việt Nam bắt đầu thu phí BVMT trong khai thác khoáng sản từ năm 2006. Theo đó, Nghị định số 137/2005/NĐ-CP đã được ban hành và có hiệu lực trong giai đoạn từ 1/2006 – 6/2008. Trong giai đoạn này, phí BVMT được thu đối với một số loại khoáng sản gồm đá, cát, đất, than, nước khoáng và sa khoáng Titan.

Năm 2008, để sửa đổi một số bất cập trong chính sách thu phí BVMT, Nghị định 63/2008/NĐ–CP đã được ban hành và có hiệu lực từ tháng 6/2008 đến tháng 1/2012. Khi đó, đối tượng phải nộp phí BVMT đã được bổ sung với nhiều nhóm khoáng sản khác. Đến năm 2011, Nghị định 74/2011/NĐ – CP được ban hành và có hiệu lực từ 1/1/2012, bổ sung các đối tượng nộp phí cũng như nâng mức phí đối với một số loại khoáng sản.

Như vậy, việc thu phí BVMT đối với hoạt động khai thác khoáng sản đã được thực hiện gần 10 năm và tạo ra một nguồn lực tài chính đáng kể cho nhiều địa phương. Tuy nhiên, hiệu quả của chính sách thu phí BVMT về mặt xã hội và môi trường vẫn chưa được đánh giá và rà soát lại.

Tại nhiều khu khai thác mỏ, chính quyền cấp xã cho biết địa phương chưa từng được đầu tư các dự án làm sạch môi trường. Một số xã khác cho biết họ không hề nhận được các khoản phân bổ tài chính từ hoạt động khai khoáng.

Hầu hết lãnh đạo các xã chưa hiểu rõ bản chất thực sự của phí BVMT. Hiện tượng này đặt ra một câu hỏi lớn tính hiệu quả của chính sách, vấn đề minh bạch trong việc sử dụng nguồn thu từ phí BVMT và quyền lợi của cộng đồng địa phương.

Tải về tài liệu TẠI ĐÂY:

Theo Minh Cường (MOITRUONG.COM.VN/sưu tầm)

Lượt xem: 3121

Các tin khác

Bộ VHTTDL đẩy mạnh tuyên truyền hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Ngày Đại dương thế giới năm 2025

(13/05/2025 05:38:AM)

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

(09/05/2025 06:28:AM)

Nam Định triển khai quy hoạch quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển

(07/05/2025 06:22:AM)

Làng nghề với bài toán “chuyển đổi xanh”

(05/05/2025 07:10:AM)

Phát hiện rừng chè cổ hàng trăm tuổi trên đỉnh Tà Đùng

(03/05/2025 07:57:AM)

Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên chính thức trở thành Vườn Quốc gia

(29/04/2025 06:11:AM)

Hòa Bình: Triển khai chiến dịch trồng 30.000 cây xanh nhằm phục hồi rừng tự nhiên

(25/04/2025 06:36:AM)

Hải Phòng chuyển đổi xanh, xây dựng hệ sinh thái thông minh bền vững

(24/04/2025 07:30:AM)

Không tổ chức ăn uống tại các điểm tham quan trong Vườn quốc gia Bạch Mã từ 1/5/2025

(24/04/2025 07:27:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE