quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
HOẠT ĐỘNG HỘI VACNE

Văn phòng VACNE tổ chức khảo sát bổ sung hồ sơ đăng ký Cây di sản tại thôn Từ Vân, xã Lê Lợi, huyện Thường Tín (Hà Nội)

Thứ Tư, 14/09/2011 | 12:02:00 PM

Mới đây, 4 cán bộ Văn phòng Hội Bảo vệ Thiên nhiên & Môi trường Việt Nam (VACNE) do GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Phó Chủ tịch Hội dẫn đầu đã về Từ Vân, xã Lê Lợi, huyện Thường Tín (Hà Nội) khảo sát những cây muỗm cổ thụ ở khu vực đền, chùa của thôn, để hướng dẫn người dân, bổ sung hồ sơ đăng ký Cây di sản Việt Nam.

   
 
 Đón tiếp đoàn, cùng với ông Nguyễn Đình Khán - người đã gửi hồ sơ đăng ký, còn có ông trưởng thôn Khúc Văn Soi và sư thầy Thích Đức Thường, cùng đông đảo các vị  trong Ban quản lý di tích thôn Từ Vân.




Bà Nguyễn Thị Chinh, nguyên Bí Thư Đảng Ủy, phó Chủ tịch UBND xã đã thay mặt nhân dân địa phương bày tỏ sự biết ơn đối với Hội BVTN&MT Việt Nam về sáng kiến tổ chức vinh danh những cây cổ thụ trở thành cây Di sản Việt Nam, để mọi người cùng có ý thức bảo vệ. Đồng thời bà cũng cho biết: cộng đồng dân cư trong vùng rất mong mỏi cây cổ thụ của địa phương mình, sớm được vinh danh là cây Di sản Việt Nam.
 
Cụ Vương Đình Văn (99 tuổi) - người cao tuổi nhất thôn Từ Vân (lúc này còn rất minh mẫn) thổ lộ: 3 cây muỗm ở đây, không biết được trồng từ bao giờ. Ngay từ khi cụ còn nhỏ, đã thấy nó cao to như bây giờ. Thời kháng chiến chống Thực dân Pháp, đây là nơi tụ họp của Việt Minh, nên cả ngôi đền và chùa đều bị giặc Pháp đốt cháy, phá hủy. Nhưng rất may là những cây muỗm vẫn tồn tại và phát triển đến bây giờ. Cụ vẫn tin rằng: nhờ bảo vệ được những cây cổ thụ này, nên dân làng mới có nhiều người trường thọ và giàu có. Theo cụ Văn, những cây muỗm được trồng từ khi mới xây dựng ngôi đền và ngôi chùa này, nên nó phải hàng nghìn tuổi.
 
Nhưng hiện nay, chưa xác định được đền và chùa Từ Vân xây dựng từ bao giờ và thờ ai. Vì những tư liệu liên quan đến di tích này đã bị cháy và bị thất lạc khi làm hồ sơ đăng ký xếp hạng, nhưng theo những thông tin ghi lại trên chuông chùa và đánh giá của một số nhà sinh vật học thì cả 3 cây muỗm ở khu vực này có tuổi ít nhất cũng trên 500 năm (vượt xa tiêu chí cây Di sản do VACNE đề ra). Vì thế, sau 2 cây do ông Nguyễn Đình Khán đã đăng ký, ông Khúc Văn Soi (trưởng thôn) đã bổ sung hồ sơ cây muỗm thứ 3, gửi tới văn phòng VACNE đăng ký xét, công nhận là cây Di sản Việt Nam. /.


 
Danh Trường (VACNE)
 
 

 

Lượt xem: 1381

Các tin khác

Thống kê số lượt truy nhập hàng ngày trên Website VACNE tháng 4/2025

(08/05/2025 11:46:AM)

Đẩy mạnh thực hiện Kết luận 81-KL/TW: Huy động sức mạnh cộng đồng trong bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu

(06/05/2025 12:25:PM)

Một số hình ảnh Trung tâm SOS của VACNE tham gia xử lý sự cố tràn dầu ở Cần Giờ

(04/05/2025 10:19:AM)

Thảng thốt

(03/05/2025 03:58:PM)

Công nhận Cây Di sản vào đúng ngày Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

(30/04/2025 11:52:PM)

Khoa Môi trường – 25 năm xây dựng, phát triển và khẳng định vị thế tiên phong trong đào tạo và nghiên cứu vì môi trường bền vững

(29/04/2025 03:57:PM)

Gặp mặt giữa VACNE và Đoàn Doanh nghiệp Năng lượng Trung Quốc

(25/04/2025 05:32:PM)

Bốn cây cổ thụ đầu tiên của huyện Mèo Vạc được gắn bia “Cây di sản Việt Nam” vào dịp lễ lớn của tỉnh Hà Giang

(25/04/2025 02:41:PM)

Cứu cây Sấu Di sản: Mầm sống mới trỗi dậy từ cội nguồn

(22/04/2025 05:35:PM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE