quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
HOẠT ĐỘNG HỘI VACNE

Viện Tài nguyên, Môi trường và Công nghệ sinh học (VACNE) ứng dụng thành công GIS về hệ thống thu gom chất thải

Thứ Sáu, 04/02/2011 | 09:09:00 AM

Phó giáo sư-tiến sỹ Lê Văn Thăng, Viện trưởng Viện Tài nguyên, Môi trường và Công nghệ sinh học (Đại học Huế) cùng cộng sự đã thành công trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu GIS về hệ thống thu gom chất thải.

 


Sông Hương và chùa Thiên Mụ ở Huế

Đây được xem là cơ sở để đánh giá hiện trạng hệ thống thu gom chất thải và cung cấp dữ liệu, quy trình để nâng cao công tác quản lý chất thải bằng công nghệ GIS.

Ứng dụng GIS sắp xếp lại hệ thống thu gom chất thải tại tiểu khu quy hoạch Nam Vỹ Dạ, thành phố Huế (Thừa Thiên-Huế), nơi có 71% thùng rác quá tải; 10% chứa ít rác; 53% đặt không hợp lý và hư hỏng 47%, cho thấy, cần thêm 18 thùng rác mới; điều chỉnh 10 vị trí; giữ nguyên 17 thùng; qua đó giải quyết được vấn nạn đổ rác ra bên ngoài thùng rác.

Ứng dụng công nghệ GIS sắp xếp lại hệ thống thu gom chất thải cho cả khu vực Nam sông Hương thành phố Huế (Thừa Thiên-Huế) nơi có 239 thùng rác với tỷ lệ 6 thùng rác/km2, 666 người/thùng rác, đã khắc phục được bất cập trong thu gom chất thải ở khu vực có thùng rác quá tải, rác đổ ra vỉa hè, lề đường, bờ sông...

Ứng dụng GIS dựa trên dữ liệu không gian, dữ liệu thuộc tính và xây dựng bản đồ hệ thống thu gom chất thải. Hệ thống thùng rác được sắp xếp dựa trên kết quả phân tích không gian lớp thùng rác hiện có.

Theo đó, lớp thùng mới được hình thành từ hai mảng: điều chỉnh vị trí định vị thùng rác thêm mới. Sử dụng phần mềm MapInfo 8.0 để ghép nối hai mảng và lưu thành bảng ghi thùng rác mới căn cứ vào đặc điểm riêng của từng tiểu vùng đồng thời, tập trung ứng dụng phân tích không gian kết hợp các phương pháp đánh giá nhanh nguồn phát sinh chất thải và tham khảo ý kiến cộng đồng để quyết định.

Ứng dụng GIS sắp xếp lại hệ thống thu gom chất thải giúp đánh giá được chi tiết hiện trạng hệ thống thu gom và sắp xếp lại hệ thống thùng rác ở nhiều khu vực; kết hợp công nghệ GIS với các phương pháp khác để giải quyết đầy đủ mối quan hệ giữa hệ thống thu gom và các yếu tố tác động; cho hiệu quả cao khi thành lập bản đồ, đặc biệt khi yêu cầu nhanh chóng, chính xác; khắc phục được nhược điểm của phương pháp lập bản đồ truyền thống thu gom rác.

 
Theo Thông tấn xã Việt Nam

(Khoahoc.com, 3/2/2011)

Lượt xem: 1485

Các tin khác

Thống kê số lượt truy nhập hàng ngày trên Website VACNE tháng 4/2025

(08/05/2025 11:46:AM)

Đẩy mạnh thực hiện Kết luận 81-KL/TW: Huy động sức mạnh cộng đồng trong bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu

(06/05/2025 12:25:PM)

Một số hình ảnh Trung tâm SOS của VACNE tham gia xử lý sự cố tràn dầu ở Cần Giờ

(04/05/2025 10:19:AM)

Thảng thốt

(03/05/2025 03:58:PM)

Công nhận Cây Di sản vào đúng ngày Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

(30/04/2025 11:52:PM)

Khoa Môi trường – 25 năm xây dựng, phát triển và khẳng định vị thế tiên phong trong đào tạo và nghiên cứu vì môi trường bền vững

(29/04/2025 03:57:PM)

Gặp mặt giữa VACNE và Đoàn Doanh nghiệp Năng lượng Trung Quốc

(25/04/2025 05:32:PM)

Bốn cây cổ thụ đầu tiên của huyện Mèo Vạc được gắn bia “Cây di sản Việt Nam” vào dịp lễ lớn của tỉnh Hà Giang

(25/04/2025 02:41:PM)

Cứu cây Sấu Di sản: Mầm sống mới trỗi dậy từ cội nguồn

(22/04/2025 05:35:PM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE