quản lý tòa nhà

logo Tri ân Tiền bối VACNE Thi đua Chào mừng Đại hội VIII
CHUYÊN ĐỀ MÔI TRƯỜNG

Việt Nam hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng Sinh học

Thứ Năm, 22/05/2014 | 09:27:08 AM

Nhiều tỉnh thành của Việt Nam hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng Sinh học (22/5) với nhiều hoạt động thiết thực nhằm nâng cao nhận thức bảo vệ đa dạng sinh học.

Năm 2014, chủ đề quốc tế của Ngày quốc tế Đa dạng sinh học là “Đa dạng sinh học biển đảo” và Chủ đề quốc gia mà Việt Nam lựa chọn là “Giảm tiêu thụ trái phép các loài động vật hoang dã nguy cấp” nhằm tăng cường nhận thức cộng đồng về bảo vệ đa dạng sinh học, đặc biệt là các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng.


Ngày quốc tế về đa dạng sinh học được khởi xướng bởi Liên Hợp quốc năm 1993 nhằm nâng cao hiểu biết và nhận thức về các vấn đề đa dạng sinh học. Liên Hợp Quốc lấy ngày 22/5 là Ngày Quốc tế về Đa dạng sinh học nhằm nâng cao hiểu biết và nhận thức của con người về các vấn đề đa dạng sinh học.

Đa dạng sinh học là nguồn hàng hóa thiết yếu, nguồn cung cấp các dịch vụ sinh thái, nguồn sống cho tất cả chúng ta. Lễ kỷ niệm Ngày quốc tế  Đa dạng sinh học hàng năm là dịp để phản ánh trách nhiệm của chúng ta trong việc bảo vệ di sản quý giá này cho các thế hệ tương lai

Việt Nam đã được công nhận là một nước có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) cao trên thế giới và là một trong các quốc gia được ưu tiên cho bảo tồn toàn cầu. Sự đa dạng về địa hình, đất đai, cảnh quan và khí hậu là cơ sở rất thuận lợi, tạo nên tính đa dạng của cả hệ sinh thái, loài và nguồn gen của Việt Nam.

Trong các hệ sinh thái trên cạn, đã thống kê và xác định được trên 13.200 loài thực vật, khoảng 10.000 loài động vật. Trong các vùng đất ngập nước nội địa, đã xác định được trên 3.000 loài thuỷ sinh vật.

Môi trường biển với 20 kiểu hệ sinh thái đặc thù, đặc trưng cho biển nhiệt đới và là môi trường sống của trên 11.000 loài sinh vật biển. Khoảng hai thập kỷ gần đây, rất nhiều loài động, thực vật mới được phát hiện và mô tả, trong đó có  nhiều chi và loài mới cho khoa học; đặc biệt là các loài thú và các loài cây thuộc họ Lan. Hiện nay nhiều loài động, thực vật mới vẫn được tiếp tục phát hiện và công bố ở Việt Nam.

Ở Việt Nam, các hệ sinh thái và tài nguyên sinh vật đóng vai trò quan trọng của nền kinh tế và văn hoá của đất nước, thể hiện ở các giá trị chính là bảo vệ thiên nhiên và môi trường (giá trị về chức năng sinh thái); kinh tế (giá trị sử dụng trực tiếp và gián tiếp); và văn hóa, xã hội.

ĐDSH đóng góp lớn cho nền kinh tế quốc gia, là cơ sở đảm bảo an ninh lương thực; duy trì nguồn gen vật nuôi, cây trồng; cung cấp các vật liệu cho xây dựng và các nguồn nhiên liệu, dược liệu. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều mối đe doạ tới ĐDSH ở Việt Nam. Việc gia tăng dân số và mức tiêu dùng là áp lực dẫn tới khai thác quá mức tài nguyên sinh vật.

Sự phát triển kinh tế-xã hội nhanh chóng đã làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên. Thay đổi phương thức sử dụng đất, xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng đã làm giảm diện tích sinh cảnh tự nhiên, chia cắt các hệ sinh thái, làm suy giảm môi trường sống của nhiều loài động, thực vật hoang dã.

Việc xây dựng nhiều đập nước đã ngăn chặn đường di cư của nhiều loài cá. Việc tăng nhanh độ che phủ của rừng là một tín hiệu tốt, nhưng cũng nên chú ý là một nửa diện tích rừng  tăng lên là rừng trồng và rừng phục hồi, nên giá trị đa dạng sinh học không cao. Trong khi đó rừng giàu và rừng nguyên sinh không còn nhiều và vẫn tiếp tục bị suy giảm.

Chính vì vậy Ngày Quốc tế Đa dạng Sinh học được coi là lời nhắc nhở tới những người đứng đầu chính phủ các nước nên lưu ý tới đề nghị của các tổ chức phi chính phủ, họ cần phải làm cam kết cụ thể khi gặp nhau tại cuộc họp đặc biệt của hội đồng Liên Hợp quốc vào tháng 9 tới.

Chúng ta không thể hi vọng rằng các bộ môi trường sẽ làm việc này một cách đơn độc. Bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học phải nhận được quan tâm sâu rộng hơn nữa từ phía các ban, ngành, cơ quan và tổ chức nếu như chúng ta có ý định ngăn ngừa các tổn thất thiên tai của đa dạng sinh học.

Cộng đồng quốc tế đang nỗ lực phấn đấu và thúc đẩy việc đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ và xác định một chương trình nghị sự sau năm 2015, bao gồm cả các mục tiêu phát triển bền vững. Nước và đa dạng sinh học là một phần quan trọng trong các cuộc thảo luận.

Theo Mạnh Cường (MOITRUONG.COM.VN)

Lượt xem: 8978

Các tin khác

Để tài nguyên đất đai là nguồn lực cho phát triển kinh tế-xã hội

(09/09/2014 04:01:PM)

3 lý do Việt Nam có thể cân nhắc lập quỹ tài nguyên

(22/08/2014 11:00:AM)

Giữ an ninh môi trường

(08/08/2014 11:05:AM)

Hà Nội: Nước sinh hoạt không đạt chuẩn

(04/07/2014 08:00:AM)

Nước bẩn, suy giảm giống nòi

(23/06/2014 08:49:AM)

Ô nhiễm làm giảm chất lượng cuộc sống

(14/06/2014 07:59:AM)

Ô nhiễm tiếng ồn có thể gây nhiều bệnh

(13/06/2014 08:18:AM)

Ô nhiễm, biến đổi khí hậu đe dọa thế giới (P12)

(10/06/2014 08:05:AM)

Ô nhiễm không khí gây hại não

(09/06/2014 04:21:PM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE