quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
CÂY DI SẢN VIỆT NAM

Vinh danh Cây Di sản Việt Nam: Lễ hội vang dội cả trời Tây

Thứ Ba, 26/06/2012 | 08:43:00 AM

Thật bất ngờ, khi nhận được những thông tin và hàng loạt bài viết trên trang Web http://studentkgu.vn của hội cựu sinh viên Ki si nhốp về lễ Vinh danh Cây Di sản Việt Nam do Hội BVTN&MT Việt Nam (VACNE) vừa tổ chức tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

 
 
 
Đáng quan tâm là: trên trang Web này không chỉ giới thiệu về Lễ vinh danh cây Da bò và hai cây Táu nghìn tuổi ở xã Trưng Vương, thành phố Việt Trì, được công nhận là Cây Di sản Việt Nam, mà còn đăng tải nhiều bài viết khác liên quan đến sự kiện này. Cùng với những lời chia sẻ động viên cán bộ nhân viên Hội BVTN&MT Việt Nam như “đã làm những công việc có ý nghĩa cho đời”, một số bài viết còn chia sẻ những thông tin về lịch sử văn hóa và đưa ra những giả thuyết khá sâu sắc, mới mẻ.

Tác giả TuanDK còn sưu tầm tư liệu và sáng tác ra “Truyện thơ về Thiên cổ miếu”. Những bài viết đăng liên tục nhiều kỳ trên trang Web này, với câu mở đầu:
 
 “Ai qua thành phố Việt Trì
Ghé thăm dấu tích kinh kỳ Văn Lang
       Một ngôi miếu trụ bên đàng
Hai cây táu lớn cành buông loà xoà
       Cùng loài nhưng khác màu hoa
Cây khoe cánh bạc, cây pha sắc vàng
       Lên sân theo mấy bậc thang
Bước vào cửa miếu, ngỡ ngàng ngước trông
       Trên cao: tượng một cụ ông
Chòm râu bạc trắng như bông thật hiền
       Tượng cụ bà toạ kế bên
Tươi vui nét mặt, lãng quên tuổi già
       Thấp hơn: hai tượng tố nga
Cùng hai thị nữ mặt hoa đứng hầu
       Hoành phi đại tự trên đầu
Chữ “THIÊN CỔ MIẾU”(1) sắc mầu vẹn nguyên…”

 
 Bạn ThanhLK  từ  Juelich (Đức) chia sẻ: Tôi đã tò mò đọc thông tin về Thiên Cổ Miếu và vô cùng cảm phục anh Tuấn vì: chỉ với nội dung ngắn gọn của tấm Ngọc Phả mà anh Tuấn đã “sáng tạo” ra một truyện thơ ngàn câu, với những mô tả chi tiết về sự kiện, cảnh vật, con người và tình cảnh...hay như vậy. Đúng là một khả năng thiên phú.

            Tôi tâm đắc một điều là: những bằng chứng trong Ngọc Phả mà người địa phương còn lưu giữ được đã cho thấy Thiên Cổ miếu là nơi thờ tự một người thầy giáo. Điều này giúp cho các nhà nghiên cứu (có thể chuyên và không chuyên) đang đặt ra nhiều câu hỏi về chữ Việt cổ, về thời Hùng Vương đã có nghề dạy học, thời vua Hùng dạy học bằng chữ gì?...

            Nước ta có nhiều đền thờ cổ, nhưng có lẽ trong các đền thờ thầy giáo (thờ sự học) thì theo các nhà nghiên cứu đến thời điểm này Thiên Cổ Miếu có thể là ngôi đền thờ thầy cổ nhất Việt Nam.Và quan trọng hơn nữa, tôi nhất trí với một tác giả đã viết: Thiên Cổ Miếu chính là một biểu tượng cho lòng tôn kính đối với những người có công trong sự nghiệp giáo dục của nước nhà, cần phải trân trọng và bảo vệ”.. 
 
 

 
Bích Thủy (VACNE)
 
 
 

Lượt xem: 2055

Các tin khác

Cây táu bạc có niên đại 2.100 năm, tương truyền trồng từ thời vua Hùng thứ 18

(03/05/2025 07:58:PM)

'Đài quan sát' trên cây rỏi mật 500 tuổi

(02/05/2025 07:40:PM)

Mèo Vạc đón nhận danh hiệu “Cây Di sản Việt Nam” cho 4 cây cổ thụ

(24/04/2025 10:10:PM)

Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(18/04/2025 01:23:PM)

Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

(12/04/2025 11:32:PM)

Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam

(09/04/2025 11:08:PM)

Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam

(07/04/2025 02:58:PM)

Video: PHÚ QUỐC BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÂY DI SẢN VIỆT NAM

(31/03/2025 10:34:AM)

(Báo Nhân dân): Công nhận cây di sản Việt Nam cho 6 cây cổ thụ ở Phú Quốc

(31/03/2025 10:26:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE