quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG

"Vựa lúa" Đông Nam Á sẽ suy kiệt vì biến đổi khí hậu

Thứ Năm, 22/01/2015 | 04:49:00 PM

Giới phân tích Singapore đã lên tiếng cảnh báo khu vực Đông Nam Á hãy sẵn sàng đón nhận cuộc khủng hoảng ngành sản xuất lương thực trong tương lai gần. Vì sao?


Hệ thống lương thực Đông Nam Á có khả năng bị tổn thương bởi khí hậu khắc nghiệt - Ảnh: knowledge.allianz.com

Khu vực này có đến 2 quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, trong đó Thái Lan và Việt Nam chiếm hơn 1/2 lượng gạo xuất ra toàn cầu. Indonesia và Philippines cũng sản xuất một lượng đáng kể phục vụ nhu cầu trong nước.

 
 

Các nhà phân tích cho rằng sự kiện hoàn hảo về sự sụp đổ của ngành công nghiệp thực phẩm vì khí hậu khắc nghiệt chính là câu chuyện của trung tâm sản xuất lúa gạo Úc - vùng Riverina miền nam New South Wales.

Bắt đầu từ những năm 1920 và nhanh chóng phát triển trong thập niên 1950-1960, ngành công nghiệp lúa gạo của Úc nhanh chóng đem lại lợi nhuận khổng lồ. Hiệp hội trồng lúa Úc từng báo cáo sản xuất hơn 1 triệu tấn gạo và xuất khẩu sang hơn 70 quốc gia, ghi nhận doanh thu xuất khẩu 500-600 triệu USD/năm từ cuối thập niên 1980 đến năm 2001.

Tuy nhiên, trong giai đoạn 2007-2008, sản xuất lúa gạo của Úc đã giảm từ mức trung bình 1,3 triệu tấn hàng năm còn gần 19.000 tấn. Những đợt hạn hán dai dẳng từ năm 2003 đã khiến ngành công nghiệp này trôi vào quên lãng. Dù vậy cuộc khủng hoảng lúa gạo Riverina không tác động quá lớn đến an ninh lương thực của Úc, vì nước này có nền kinh tế vững mạnh.

Tương tự, xuất khẩu gạo của châu Á cũng đang rơi vào tình trạng suy yếu dần như Úc. Tình trạng ở Riverina đã phác họa thực tế một khi cây lúa chạm đến giới hạn nhiệt của mình do biến đổi khí hậu, thì mọi biện pháp thích ứng tốt nhất và công nghệ đỉnh cao cũng "vô phương cứu chữa".

Khu vực Đông Nam Á đang trải qua thời kỳ lũ lụt liên tiếp. Philippines gánh chịu trung bình 20 cơn bão mỗi năm - so với cả 2 đồng bằng Sông Cửu Long và sông Hồng của Việt Nam chỉ có 6-9 cơn bão.

Gần đây nhất là cơn bão Hagupit cuối năm 2014 quét qua Philippines để lại thiệt hại lớn cho cây trồng ở tỉnh Samar.

Trước đó là bão Haiyan 2013 phá hủy 170.000 tấn lúa chuẩn bị thu hoạch, lũ lụt Thái Lan 2011 gây thất thoát 700.000 ha ruộng lúa - tương đương ít nhất 500 triệu USD bị cuốn trôi.

Năm 2008, bão Cyclone Nargis làm tổn thương 24% diện tích trồng lúa của Myanmar, giết chết 50-75% vật nuôi trong hầu hết vùng bị ảnh hưởng.

Giới chuyên gia cảnh báo nếu không thích ứng khôn ngoan, ngành sản xuất lúa gạo của Việt Nam có thể thất thoát 3 triệu tấn - gấp 10 lần lượng nhập khẩu hàng năm của Singapore trong nhiều thập kỷ tới vì lũ quét.

Những nghiên cứu tác động của khí hậu cho thấy phần lớn vùng hạ lưu sông Mekong - nơi trồng lúa chính của Thái Lan, Lào và Việt Nam - sẽ bị ngập do hiện tượng mực nước biển dâng cao.

Tần suất và cường độ lũ cao hơn là một vấn đề nghiêm trọng đối với hệ tống hạ tầng thủy lợi dễ tổn thương của Indonesia, vì hầu hết chúng được xây dựng mà không tính đến yếu tố biến đổi khí hậu.

Lượng mưa và nhiệt độ thay đổi cũng gây thất thoát sản lượng sau thu hoạch, do thiếu công nghệ sấy khô và bảo quản phù hợp theo thời tiết.

 
CHÂU LUÂN (Theo The Jakarta Post) (TTO)



Lượt xem: 1974

Các tin khác

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

(09/05/2025 06:28:AM)

Nam Định triển khai quy hoạch quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển

(07/05/2025 06:22:AM)

Làng nghề với bài toán “chuyển đổi xanh”

(05/05/2025 07:10:AM)

Phát hiện rừng chè cổ hàng trăm tuổi trên đỉnh Tà Đùng

(03/05/2025 07:57:AM)

Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên chính thức trở thành Vườn Quốc gia

(29/04/2025 06:11:AM)

Hòa Bình: Triển khai chiến dịch trồng 30.000 cây xanh nhằm phục hồi rừng tự nhiên

(25/04/2025 06:36:AM)

Hải Phòng chuyển đổi xanh, xây dựng hệ sinh thái thông minh bền vững

(24/04/2025 07:30:AM)

Không tổ chức ăn uống tại các điểm tham quan trong Vườn quốc gia Bạch Mã từ 1/5/2025

(24/04/2025 07:27:AM)

Găng néo – cây di sản cũng dùng làm thuốc

(21/04/2025 11:13:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE