quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH

Bạn trẻ “Nhặt rác Sài thành”

Thứ Hai, 20/05/2013 | 08:05:00 AM

7g chủ nhật, công viên 30-4 (Q.1, TP.HCM) vẫn còn vắng vẻ. Nhưng đến 8g thì đã đầy các bạn trẻ đến đây nhâm nhi ly cà phê sớm. Đó cũng là lúc nhóm “Nhặt rác Sài thành” bắt đầu công việc của mình.

Nhóm đã duy trì công việc tình nguyện nhặt rác tại công viên này gần tám tháng nay.

 

“Mình bị sốc bởi hình ảnh một ông giám đốc người Nhật nhặt rác ở hồ Gươm (Hà Nội). Để khách đến làm sạch nhà mình khó chịu lắm nên mình phải hành động thôi” - Võ Văn Cường (25 tuổi), trưởng nhóm, chia sẻ. Ban đầu “Nhặt rác Sài thành” chỉ có thành viên duy nhất là Cường, bây giờ đã lên đến hơn 20 bạn ủng hộ, hào hứng tham gia nhặt rác.

Nguyễn Hoàng Phúc (25 tuổi) là một trong những thành viên đầu tiên bị câu chuyện của Cường thuyết phục vào nhóm. “Nhiều lần mình ra công viên này uống cà phê, nhìn thấy mọi người vứt rác, có khi chính mình cũng vứt bừa ra...” - Phúc kể. Giờ đây Phúc không chỉ thấy khó chịu trước chuyện xả rác bừa bãi mà còn rất tự hào vì chính mình đã góp phần làm công viên 30-4 sạch hơn.

Các loại rác tại công viên 30-4 nhiều nhất là ống hút, bao nilông, đầu lọc thuốc lá. Mỗi thành viên được trang bị kẹp để có thể lấy được những mẩu rác nhỏ nằm lẫn trong cỏ. Thường nhóm chỉ mất hơn một giờ là đã hoàn thành công việc.

Lúc đầu nhiều người nói nhóm làm chuyện không đâu. Nhưng rồi rác bớt dần đi, người ngồi ăn uống ở công viên dùng xong bữa cũng tự dọn đồ thừa, thái độ cũng thân thiện hơn nhiều. “Một số cô chú gặp bọn mình còn cảm ơn và nói động viên mấy câu, khiến mọi người thấy công việc đang làm thêm ý nghĩa” - Cường kể.

Ngoài nhặt rác, nhóm còn lập ra trang “Nhặt rác Sài thành” trên Facebook để chia sẻ các hoạt động của nhóm và nhiều câu chuyện liên quan đến rác. Hiện trang đã thu hút gần 1.300 thành viên.

Phạm Thùy Viên, sinh viên Trường đại học Tài chính - marketing (Q.Tân Bình), mới tham gia cùng với nhóm hơn tháng nay, tâm đắc: “Đi đường thấy nhiều người vô tư xả rác lắm. Hoạt động thiết thực của nhóm có thể trực tiếp làm sạch môi trường, kêu gọi được mọi người thay đổi thái độ”.

“Chúng tôi muốn dùng hành động nhỏ của mình kêu gọi mọi người cùng giữ gìn vệ sinh chung. Thêm một người có ý thức thì chắc chắn cộng đồng sẽ tốt hơn” - Cường nói về mục tiêu lâu dài của nhóm.

NGỌC TRƯỜNG

(TTO)

Lượt xem: 1378

Các tin khác

Cơ sở lưu trú huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) đồng loạt thực hiện giảm thiểu rác thải nhựa trong hoạt động kinh doanh du lịch

(11/05/2024 07:42:AM)

Đà Nẵng: Khi khách "Tây" dọn rác

(23/04/2024 06:07:AM)

''Xanh hóa'' du lịch, khách muốn có chuyến đi giảm ''dấu ấn'' môi trường

(16/04/2024 06:06:AM)

Vào Vườn quốc gia Yok Đôn (Đắk Lắk) ngắm các loài chim đặc hữu

(14/04/2024 07:07:AM)

Du lịch Net Zero: Xu hướng mới của ngành du lịch

(11/04/2024 05:47:AM)

Du lịch di sản: Kết nối để phát triển bền vững

(09/04/2024 08:17:AM)

Trao "hộ chiếu xanh" khi du lịch xứ dừa

(29/03/2024 07:37:AM)

Đắk Lắk: Du lịch thân thiện với voi

(18/03/2024 06:47:AM)

Côn Đảo sẽ kiên quyết: Nói không với đốt hàng mã tại các di tích

(08/03/2024 05:56:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE