quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

Buông lỏng quản lý nguồn phát thải – Trả giá đắt

Thứ Năm, 03/06/2010 | 07:49:00 AM

Chúng ta sẽ phải trả giá đắt nếu tình trạng buông lỏng quản lý đối với các nguồn phát thải ô nhiễm của doanh nghiệp và các khu công nghiệp không được khẩn trương khắc phục.

 

Chất thải, nước thải, và khí thải công nghiệp tại các khu công nghiệp (KCN) nếu không được xử lý tốt sẽ gây ra những thảm họa về môi trường và biến đổi khí hậu, tác động nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe con người, Cổng TTĐT Chính Phủ dẫn thông tin đưa ra tại lễ công bố báo cáo môi trường quốc gia 2009 - "Môi trường khu công nghiệp Việt Nam" ngày 1/6 ở Hà Nội.

 

 

Khoảng 70% trong số hơn 1 triệu m³ nước thải/ngày đêm từ các KCN được xả thẳng ra các nguồn tiếp nhận không qua xử lý (ảnh Phạm Mạnh/VFEJ)

 

 

Bất cập

 

 

 

Lao Động cho biết thêm vấn đề thu gom và xử lý chất thải rắn tại các KCN đang còn nhiều bất cập đối với việc quản lý, vận chuyển và đăng ký nguồn thải đối với chất thải nguy hại, dẫn tới việc đổ trộm, chôn lấp trộm chất thải ra môi trường đang diễn ra khá phổ biến.

 

 

Kết quả khảo sát của Tổng cục Môi trường cho biết, mới chỉ có 40% KCN có hệ thống thu gom nước thải, rác thải, do đó hoạt động sản xuất của các KCN đang là nguồn gây ô nhiễm cho môi trường rất lớn. Hiện có 70% trong số hơn 1 triệu mét khối nước thải/ngày từ các KCN đang được xả thẳng ra môi trường mà không qua xử lý, đang gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường, nước mặt xung quanh các KCN.

 

 

Nước thải từ các KCN có thành phần đa dạng, chủ yếu là các chất lơ lửng, chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và một số kim loại nặng đổ ra môi trường đang làm suy thoái nghiêm trọng chất lượng nước mặt ở hàng loạt khu vực quanh các KCN ở lưu vực sông Đồng Nai, sông Cầu, sông Nhuệ - Đáy... đã gây thiệt hại nặng nề cho hoạt động sản xuất và đời sống xã hội.

 

 

Điển hình là các vụ xả nước thải huỷ diệt môi trường của Cty Vedan VN; Cty Men Mauri VN, Cty CP mía đường La Ngà... bị phát hiện và đang bị xử lý. Khí thải từ các KCN cũng đang là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí bởi các chất CO, SO2, NO2... , là nguyên nhân làm gia tăng bệnh nghề nghiệp của người lao động trong KCN và làm tăng bệnh tật gấp nhiều lần của người dân sống lân cận quanh các nhà máy, KCN.

 

 

Lượng chất thải rắn từ các KCN cũng đang có chiều hướng gia tăng, trong đó thành phần chất thải rắn nguy hại chiếm tới 20%. Riêng năm 2010, ước tính khối lượng chất thải rắn công nghiệp của cả nước khoảng 4,8 triệu tấn, trong đó có khoảng 630.000 tấn chất thải nguy hại.

 

 

Không thể bù đắp nếu…

 

 

 

 

Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên&Môi trường, việc buông lỏng quản lý đối với các nguồn phát thải ô nhiễm của doanh nghiệp và các khu công nghiệp đang gây ra những hậu quả to lớn và nếu không được khẩn trương khắc phục thì nguồn lợi kinh tế từ các khu công nghiệp sẽ không đủ bù đắp cho những thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra.

 

 

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên&Môi trường, ông Phạm Khôi Nguyên, khẳng định: “Chúng ta đã bị “dồn đến chân tường” về ô nhiễm môi trường. Để bảo vệ môi trường quốc gia, bảo vệ hệ sinh thái và đời sống xã hội, ngành môi trường phải mạnh tay xử lý nghiêm khắc đối với các việc làm gây ô nhiễm môi trường”.

 

 

Sài Gòn Giải Phóng dẫn lời Bộ trưởng Bộ Tài nguyên&Môi trường Phạm Khôi Nguyên khuyến nghị, Chính phủ và chính quyền các địa phương cần cân nhắc kỹ khi phê duyệt quy hoạch phát triển các KCN và có những điều chỉnh phù hợp đối với những quy hoạch đã phê duyệt.

 

 

Hiện cả nước có 223 KCN với tổng diện tích tự nhiên gần 57.300ha, phân bố tại 56/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong đó có 171 KCN đã đi vào hoạt động, 52 KCN đang trong quá trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Tính chung cả nước, tỷ lệ lấp đầy các KCN mới đạt 46% với 17.107ha đất đã cho thuê.

Thảo Ly (tổng hợp

(VFEJ, 2/6/2010)

Lượt xem: 1084

Các tin khác

Tăng cường công tác quản lý tín chỉ carbon nhằm thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định

(07/05/2024 06:52:AM)

Việt Nam ủng hộ có thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhự

(25/04/2024 07:01:AM)

Căn bản về tái hoang dã

(22/04/2024 08:37:AM)

Một nền kinh tế xanh cần nhiều thứ hơn chỉ là trợ cấp

(20/04/2024 06:23:AM)

Thúc đẩy phát triển đô thị theo hướng xanh, bền vững

(03/04/2024 07:56:AM)

Nước đã cạn

(30/03/2024 06:46:AM)

Bảo vệ môi trường – Nền tảng để phát triển kinh tế bền vững

(28/03/2024 07:08:AM)

Chuyển đổi xanh trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

(26/03/2024 05:49:AM)

Một số suy nghĩ về chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ “nâu” sang “xanh”, từ khai thác thâm dụng tài nguyên thiên nhiên sang phát triển dựa vào hệ sinh thái, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn - Từ phân tích thực

(25/03/2024 06:28:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE