quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH

Cà Mau: Thảm xanh Vườn Quốc gia U Minh Hạ

Chủ Nhật, 03/04/2022 | 08:31:00 AM

Rừng U Minh Hạ nói chung, Vườn Quốc gia U Minh Hạ nói riêng có vai trò quan trọng đối với thiên nhiên và con người. Hệ sinh thái rừng tràm U Minh trên đất than bùn là nơi nuôi dưỡng, trú ngụ của rất nhiều loài động vật hoang dã và nhiều loài thuỷ sinh vật khác nhau trong hệ sinh thái, đặc biệt là thảm thực vật bèo rất độc đáo. Chúng có mặt hầu hết ở vùng ngập nước Vườn Quốc gia U Minh Hạ (khu sinh quyển thế giới).


Trải nghiệm bơi xuồng trên thảm bèo hoa dâu Khu Du lịch Vườn Quốc gia U Minh Hạ.

Vườn Quốc gia U Minh Hạ có diện tích 8.527 ha, nằm trên địa bàn 2 huyện Trần Văn Thời và U Minh. Vườn hiện có trên 100 loài thực vật và 198 loài động vật gồm thú, chim, bò sát, lưỡng cư và cá nước ngọt. Điểm hấp dẫn của vườn là lưu trữ nhiều loài cây lâu năm, ngoài cây tràm và các loại dây leo thì trên mặt nước có thảm thực vật các loại bèo sinh sản tự nhiên rất độc đáo.

Các loại bèo sinh sản nhiều nhất ở rừng U Minh Hạ.

Ông Nguyễn Tấn Truyền, Trưởng phòng Du lịch Vườn Quốc gia U Minh Hạ, cho biết, tại vườn có rất nhiều loại bèo khác nhau như: bèo tấm, bèo lục bình, bèo cái, bèo tai chuột, bèo tai tượng, bèo hoa dâu… Đây là loài thực vật thuỷ sinh, thân cỏ và sống nổi trên mặt nước. Bèo có sức sống mạnh mẽ, chịu được ô nhiễm của nước. Vào mùa mưa, bèo sinh sản rất nhanh với số lượng tăng lên gấp bội trong thời gian rất ngắn. Bèo có tác dụng lọc nước do có khả năng hấp thụ kim loại nặng, nên những nơi có bèo sinh sản, nước rất trong so với những khu vực khác.

Đặc biệt, khu vực trung tâm của vườn và vùng đệm có bèo cái - loại bèo lá to, hình dáng giống như một cái nơ trông rất đẹp, chúng sống dày đặc dưới chân rừng. Bèo mẹ và con liên kết như tấm thảm xanh ngút ngàn nổi trên mặt nước, thu hút khách tham quan trải nghiệm khám phá.

Du khách tham quan và ghi lại hình ảnh thảm thực vật vùng ngập nước ở Vườn Quốc gia U Minh Hạ.

Dưới lớp bèo cái là nơi trú ngụ của nhiều loài thuỷ sản vùng ngọt hoá.

 Huỳnh Lâm

Nguồn: Báo Cà Mau - baocamau.com.vn - Ngày đăng 01/4/2022

Lượt xem: 1977

Các tin khác

Huế phát triển du lịch xanh

(06/05/2025 06:57:AM)

Phát triển du lịch bền vững tại vùng cao huyện Tân Lạc – Hòa Bình

(28/04/2025 06:40:AM)

Du lịch xanh – Hướng đi tất yếu để phát triển bền vững

(23/04/2025 08:48:AM)

Khách sạn và Di sản Thế giới: Sự song hành của bảo tồn và du lịch cao cấp

(22/04/2025 06:59:AM)

Khánh Hòa quyết tâm phát triển du lịch xanh

(16/04/2025 07:34:AM)

Nghệ An: vì biển Cửa Lò xanh, sạch, đẹp

(15/04/2025 06:46:AM)

Bảo tồn đa dạng sinh học phát triển du lịch – Dự án sinh kế bền vững ở Quảng Ngãi

(12/04/2025 07:36:AM)

Cồn Hô, điểm du lịch sinh thái hấp dẫn ở Trà Vinh

(04/04/2025 08:12:AM)

Du lịch cộng đồng tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Lai Châu

(28/03/2025 06:02:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE