quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

Cần hợp tác và nghiên cứu kỹ hơn những tác động của các công trình thủy điện tới sự phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công.

Thứ Năm, 26/05/2011 | 08:15:00 PM

Đây là ý kiến của hầu hết các nhà khoa học, thuộc các tổ chức xã hội dân sự của Việt Nam tại buổi toạ đàm vừa diễn ra tại Hà Nội về chủ đề “Thủy điện dòng chính sông Mê công, dưới góc nhìn phát triển bền vững”, do Hội Đập lớn và phát triển nguồn nước tổ chức.

           
 
Mặc dù có nhiều ý kiến chưa đồng thuận, song tất cả các đại biểu tham dự buổi tọa đàm này đều tỏ thái độ rất chân thành, khách quan và thể hiện ý thức trách nhiệm cao đối với khu vực. Bởi nếu xây dựng các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mê Công sẽ đe dọa nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên nước, sự đa dạng về sinh học… đặc biệt sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn sinh kế và sự sống của hàng chục triệu người dân trong lưu vực.
 
Vì vậy, mọi người đều cho rằng: cần nhanh chóng tập hợp các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, để cùng nghiên cứu và đưa ra các giải pháp tối ưu nhằm bảo vệ, phát triển bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái và cuộc sống của người dân; đồng thời lường trước những tác động xấu sẽ xảy ra.

Phản ứng trước thông tin: các nước trong khu vực đã có kế hoạch xây dựng 12 đập thủy điện trên dòng chính sông Mê Công và nước ban Lào đã trình dự án xây đập Thủy điện Xayabouri, nhiều đại biểu cho rằng, trước mắt nên trì hoãn. Vì nó sẽ tạo tiền lệ xấu để xây tiếp các đập thủy điện từ Bắc Lào đến biên giới Việt Nam. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực, sinh kế của người dân cũng như những hệ lụy xấu cho môi trường.
Nhưng việc trì hoãn bao nhiêu năm (hoặc cần hủy bỏ các dự án này) cần phải có những nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng và có sức thuyết phục, nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích và an ninh trong khu vực./.
 
Mạnh Thủy (VACNE)

 

Lượt xem: 976

Các tin khác

Tăng cường công tác quản lý tín chỉ carbon nhằm thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định

(07/05/2024 06:52:AM)

Việt Nam ủng hộ có thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhự

(25/04/2024 07:01:AM)

Căn bản về tái hoang dã

(22/04/2024 08:37:AM)

Một nền kinh tế xanh cần nhiều thứ hơn chỉ là trợ cấp

(20/04/2024 06:23:AM)

Thúc đẩy phát triển đô thị theo hướng xanh, bền vững

(03/04/2024 07:56:AM)

Nước đã cạn

(30/03/2024 06:46:AM)

Bảo vệ môi trường – Nền tảng để phát triển kinh tế bền vững

(28/03/2024 07:08:AM)

Chuyển đổi xanh trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

(26/03/2024 05:49:AM)

Một số suy nghĩ về chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ “nâu” sang “xanh”, từ khai thác thâm dụng tài nguyên thiên nhiên sang phát triển dựa vào hệ sinh thái, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn - Từ phân tích thực

(25/03/2024 06:28:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE