quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

Cát Tiên – 7. Vũ điệu của các loài “quý hiếm”

Thứ Sáu, 23/09/2011 | 12:59:00 PM

Năm 1998, vì phát hiện loài tê giác 1 sừng mà khu Cát Lộc phía bắc huyện Cát tiên được khoanh thành khu bảo tồn và giao cho VQG Nam Cát Tiên quản lý, nhờ vậy VQG Nam Cát Tiên đổi tên thành VQG Cát Tiên. Tuy nhiên gần đây, dư luận được nghe Cát Lộc còn có đủ thứ quý hiếm mới được phát hiện. Hình như câu “Phúc bất trùng lai” phải được đổi thành “Phúc vẫn trùng lai” ?

 
Nguyễn Đình Hòe, VACNE

Tiểu cao nguyên Cát Lộc nhìn nghiêng theo ảnh vệ tinh Google 2011. Sườn dốc đổ xuống sông Đồng Nai khá hiểm trở với thảm thực vật mỏng, lộ rõ cấu trúc các tầng đá lục nguyên phân lớp tạo nên móng của tiểu cao nguyên; trên đỉnh là rừng thưa thường xanh phủ trên đất đỏ basalt
 
 

  
Ảnh minh họa vị trí sẽ xây dựng các thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, nơi được gọi là ‘rừng nguyên sinh 100 năm tuổi”. Chủ yếu nơi này là tre nứa, rừng thưa thường xanh và các mảnh nương rẫy.xen kẽ.
1.Điểm tin vui
Đọc tin trên các báo mà vui vì báo trích dẫn lời một số nhà khoa học mới đây đã phát hiện hàng loạt loài con, loài cây, kể cả nấm hoại sinh và lan, toàn những loài quý hiếm,  được phát hiện tại diện tích 137 ha dọc theo bờ sông Đồng Nai rìa Bắc của khu Cát Lộc, nơi  mà thủy điện Đồng Nai 6 và 6A sẽ làm ngập nước
     

Loài hùng lan việt quý hiếm  tại “rừng nguyên sinh 100 năm tuổi” Ảnh báo TTO http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/450219/Co-nen-xay-thuy-dien-Dong-Nai-6-6A.html
 
Cây sung “cổ thụ” hiếm hoi tại “rừng nguyên sinh 100 năm tuổi” Ảnh TTO, http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Moi-truong/450076/Khong-the-de-mat-nhung-canh-rung-tram-nam.html
Ông Trần Văn Thành, Giám đốc VQG Cát Tiên, cho rằng với hơn 130 ha bị ảnh hưởng đã tác động đến nhiều loại động vật quý hiếm chỉ có ở đây như tê giác, cá sấu nước ngọt, chim trĩ... Còn theo khảo sát của Viện Sinh học nhiệt đới, tại khu vực 2 thủy điện này tác động đến khoảng 14 loài thú thuộc loại quý hiếm có giá trị bảo tồn như khỉ đuôi lợn, khỉ mặt đỏ, chà vá chân đen, vượn đen má vàng... "Vì vậy, khi xây dựng các công trình thủy điện dẫn đến mất sinh cảnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tập tính, nguồn thức ăn của hệ thú trong khu vực", ông Long nói. (theo Báo Thanh niên Điện tử ngày 08/08/2011, http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110808/Moi-nguy-tu-thuy-dien-song-Dong-Nai.aspx)
Tuy nhiên cũng vẫn ông Trần Văn Thành (Giám đốc Vườn Quốc gia Cát Tiên) lại cho biết: Qua khảo sát thực tế vị trí xác định xây dựng thủy điện ĐN6 và ĐN6A cho thấy, rừng ở đây là rừng thường xanh, và chủ yếu là rừng lồ ô hỗn giao chạy dọc theo sông Đồng Nai, cách khu vực hoạt động của loài tê giác khoảng 7km, cách khu vực Bầu Sấu 25km. ..đất rừng bị lấn chiếm (hiện đang có khoảng 500ha). Cho đến thời điểm này, tôi cũng lo ngại là rất có khả năng tê giác không còn tồn tại ở Vườn Quốc gia Cát Tiên nữa. Bởi theo quan sát của chúng tôi, từ tháng 11-2010 dấu vết tê giác thưa dần và đặc biệt từ tháng 4-2011 (thời điểm phát hiện bộ xương tê giác) đến nay thì không còn thấy dấu vết tê giác nữa. Tôi kiến nghị, tới đây cần có đợt điều tra khảo sát thật cụ thể để đưa ra kết luận cuối cùng rằng Vườn Quốc gia Cát Tiên có còn tê giác hay không. (Theo báo QĐND điện tửQĐND 11/08/2011, http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/157121/print/Default.aspx )
Sau nhiều ngày khảo sát thực địa khu vực xây dựng thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, TS Vũ Ngọc Long, Phó viện trưởng Viện Sinh học Nhiệt đới phát hiện ở đây có khá nhiều loài động, thực vật quý hiếm như chà vá chân đen, khỉ đuôi lợn, culi nhỏ, gà so cổ hung, gà lôi hông tía
TS Vũ Ngọc Long - Viện phó Viện Sinh học nhiệt đới, đại diện Mạng lưới Sông ngòi VN phía Nam và là người trực tiếp dẫn đầu đoàn khảo sát, điều tra, kết luận sau chuyến thực địa cho biết: khu vực xây dựng thủy điện Đồng Nai 6, 6A là khu vực sinh cảnh rừng nguyên sinh đặc trưng của VQG Cát Tiên.
“Ngay trong chuyến khảo sát, chúng tôi cũng thấy rất nhiều loại cây gỗ quý có tên trong sách đỏ của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế tại VN như cẩm lai, trắc, mun, gõ mật, sao đen, dầu, ko nia... Ở đây còn có tầng thảm bao phủ nhiều loài hùng lan Việt Orchidantha vietnamica - một loài thực vật đặc hữu đặc trưng cho riêng khu rừng Cát Lộc.Tại khu vực dự kiến xây dựng thủy điện Đồng Nai 6A, đoàn khảo sát đã phát hiện một loài hoa trà phân bố rất phổ biến. Đây là một phát hiện rất có ý nghĩa về mặt bảo tồn”. Ngoài ra, các thành viên trong đoàn bắt gặp và chụp được hình các loài thú quý hiếm có tên trong sách đỏ VN đang hiện diện tại khu vực dự kiến xây dựng hai thủy điện Đồng Nai 6, 6A như chà vá chân đen, khỉ mặt đỏ, khỉ đuôi lợn, cầy hương... cùng một số loài bò sát lạ (Theo Báo KH và ĐS Điện tử ngày 18/07/2011. http://bee.net.vn/channel/2981/201107/dat-xay-Thuy-dien-dong-Nai-6-6a-la-rung-nguyen-sinh-1805706/)
Khác với những báo cáo chung chung của Bộ NN-PTNT, rằng khu vực dự án chỉ là rừng gỗ nghèo, rừng nghèo hỗn giao…, chúng tôi đã bắt gặp khá nhiều loài cây quý có tên trong Sách đỏ của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế, như: cẩm lai, trắc, mun, kơ-nia…, trong đó nhiều cổ thụ đến 3 vòng tay người ôm mới kín.
Đánh giá ngay sau chuyến đi, TS Lê Anh Tuấn phát biểu: “Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của hai dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A, người ta cho rằng khu vực rừng bị mất khi xây dựng hai thủy điện này là rừng hỗn giao, không có loài động thực vật nào cần được bảo vệ là sai. Thực tế từ chuyến đi thực địa đã cho tôi thấy đây là cánh rừng có tuổi đời hàng trăm năm. Nếu để cánh rừng này mất đi chúng ta sẽ có tội với thế hệ con cháu mai sau”. (Theo báo Tuổi trẻ điện tử, http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Moi-truong/450076/Khong-the-de-mat-nhung-canh-rung-tram-nam.html)
2. Vui nhưng có là sự thật không ?
Những thông tin trên mang lại cho người đọc niềm vui về sự giàu có của một vùng đất xa xôi nghèo khó cuối Tây Nguyên. Thật là ngạc nhiên khi VQG Nam Cát Tiên (bao gồm cả cát Lộc) mỗi năm thu giữ từ 20.000 đến 30. 000 bẫy thú, hàng chục con bò tót bị săn trộm, con tê giác Cát Lộc cũng bị bắn chết còn chưa tìm ra hung thủ, dân địa phương xông vào rừng cấm Cát Lộc khai quang đến 500 ha,…thì tại Cát Lộc, chỉ một thời gian ngắn, một nhóm nhà khoa học gặp được biết bao nhiêu là loài quý hiếm vẫn tồn tại, vẫn “khiêu vũ cùng lâm tặc” trong một khu rừng “nguyên sinh” được đánh giá khoảng 100 năm tuổi.
Người đọc cũng quá vui mừng khi một dẻo đất đa phần là tre nứa hỗn giao xen nương rẫy như ông Giám đôc VQG Cát Tiên nói, và có thể xem trong mấy tấm ảnh minh họa ở đầu bài báo, lại chính là loại rừng nguyên sinh cực kỳ quý hiếm.
Tuy nhiên ngoài mấy bức ảnh về rừng tre nứa, về cây hùng lan việt, về cây sung to 3 người ôm (xưa nay chưa ai dám liều gọi cây sung là cây quý hiếm !) thì chưa hề thấy thêm tư liệu gì được công nhận chính thức về những loài quý hiếm mới được phát hiện. Các nhà Sinh vật học hẳn biết rõ quy trình tuyên bố về việc có hay không một loài quý hiếm, nhất là động vật quý hiếm, thường rất ngặt ngèo với đủ chứng cứ về ảnh chụp, về mẫu vật, người chụp, tên chuyên gia xác định loài, thậm chí phải phân tích AND đối với nhũng loài thật sự quý, rồi sinh cảnh nơi chúng sống, số cá thể trong quần thể (công bố 1 loài mới phát hiện mà chỉ dựa trên ảnh chụp 1 vài cá thể là rất không đủ độ tin cậy),…
Mong rằng niềm vui “nghe nói là…” sớm được khẳng định bằng những bằng chứng khoa học chính xác theo quy định hiện hành. Cục Bảo tồn Đa dạng sinh học đang xây dựng Quy hoạch bảo tồn Đa dạng sinh học Quốc gia đến 2020, 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A có được xây dựng hay không, tương lai “thành phố tắc kè” sẽ đi về đâu tùy thuộc vào bằng chứng khoa học, chứ không thể chỉ “nghe nói là…”
 
 
 
 
 

Lượt xem: 6607

Các tin khác

Việt Nam ủng hộ có thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhự

(25/04/2024 07:01:AM)

Căn bản về tái hoang dã

(22/04/2024 08:37:AM)

Một nền kinh tế xanh cần nhiều thứ hơn chỉ là trợ cấp

(20/04/2024 06:23:AM)

Thúc đẩy phát triển đô thị theo hướng xanh, bền vững

(03/04/2024 07:56:AM)

Nước đã cạn

(30/03/2024 06:46:AM)

Bảo vệ môi trường – Nền tảng để phát triển kinh tế bền vững

(28/03/2024 07:08:AM)

Chuyển đổi xanh trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

(26/03/2024 05:49:AM)

Một số suy nghĩ về chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ “nâu” sang “xanh”, từ khai thác thâm dụng tài nguyên thiên nhiên sang phát triển dựa vào hệ sinh thái, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn - Từ phân tích thực

(25/03/2024 06:28:AM)

Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam

(24/03/2024 06:05:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE