quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

Chia sẻ đất trồng trọt – sáng kiến cho an ninh lương thực

Thứ Sáu, 09/09/2011 | 09:49:00 AM

Khi dân số thế giới bùng nổ, nhu cầu lương thực không ngừng gia tăng trong khi đất đai chẳng hề “nở” ra thì những sáng kiến chia sẻ đất đang là một trong những giải pháp hữu hiệu giải quyết tình trạng thiếu lương thực.

 

Khởi đầu ở Vương quốc Anh từ năm 2009, sáng kiến chia sẻ đất (landshare) đã nhanh chóng được đón nhận và nhân rộng. Khái niệm chia sẻ đất hiểu đơn thuần là kết nối những người có nhu cầu canh tác, trồng trọt với những chủ sở hữu đất sẵn sàng chia sẻ phần đất dư của mình. Chỉ sau 2 năm, hơn 60.000 người trên khắp nước Anh đã đăng ký chia sẻ khoảng 1.200ha đất, giúp cộng đồng có cơ hội cùng làm nông nghiệp.

Theo Hugh Fearnley-Whittingstall, “cha đẻ” của sáng kiến chia sẻ đất, thì đây chính là “cuộc cách mạng lương thực có khả năng làm nên điều gì đó lớn lao hơn”. Dự án này và nhiều dự án tương tự được cho là đã giúp giải quyết những vấn đề phức tạp bằng một khái niệm giản đơn. An ninh lương thực, các-bon phát thải từ các trang trại và quá trình vận chuyển lương thực, đa dạng hóa giống cây trồng, xây dựng cộng đồng và nhiều vấn đề khác đều tìm ra hướng giải quyết trong mô hình chia sẻ đất.

Những cánh đồng lớn tại Nông trại Red Damsel ở Victoria, British Columbia (Ảnh: Clare Day/ Shareable.net)

Còn ở Hoa Kỳ lại xuất hiện một phiên bản chia sẻ đất khác là sharedEarth, từng bước tạo điều kiện cho quá trình kết nối người trồng trọt và chủ sở hữu đất trở nên dễ dàng hơn. Giống như Fearnley-Whittingstall, nhà sáng lập SharedEarth Adam Dell cũng sớm nhận thấy tiềm năng to lớn của mô hình này. Ông khẳng định: “Chúng ta sẽ chia sẻ đất để hình thành nên ngân hàng lương thực của chính chúng ta”.

Khởi đầu từ Seattle, Washington, chia sẻ vườn đô thị – một trong những sáng kiến nổi trội của phiên bản SharedEarth – đã giải quyết được gánh nặng cho nhiều thành phố của Hoa Kỳ như Louisville, Kentucky và Atlanta, Georgia. Hình ảnh các nông trại cộng đồng đang ngày càng phổ biến ở nhiều khu vực đô thị. Một vài thành phố như Detroit, New Orleans coi hệ thống nông trại như một phương tiện tái thiết. Đặc biệt, nông trại Hayes Valley (HVF) ở Nestled (San Francisco) còn đảm trách đa chức năng – trung tâm nông nghiệp đô thị, trung tâm giáo dục, trung tâm cộng đồng và nhiều chức năng khác.

Nguyên tắc chia sẻ đất không dựa trên thỏa ước chính thức nào. Thông thường, chủ đất sẽ cung cấp đất, nước và hàng rào, đổi lại họ yêu cầu người được chia sẻ quản lý đất đai như tài sản của mình, không sử dụng hóa chất và cam kết chăm sóc đất đai cẩn thận, đồng thời tán thành việc “đối tác” muốn chia sẻ một phần hoa lợi thu được .

Các tổ chức chia sẻ đất như Landshare, SharedEarth, WWOOF, GrowFood… đang góp phần giải quyết vấn đề an ninh lương thực một cách hiệu quả mà đơn giản.

 
 
Phượng Trần (Theo Shareable)
(Thienhien Net)

Lượt xem: 1200

Các tin khác

Tăng cường công tác quản lý tín chỉ carbon nhằm thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định

(07/05/2024 06:52:AM)

Việt Nam ủng hộ có thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhự

(25/04/2024 07:01:AM)

Căn bản về tái hoang dã

(22/04/2024 08:37:AM)

Một nền kinh tế xanh cần nhiều thứ hơn chỉ là trợ cấp

(20/04/2024 06:23:AM)

Thúc đẩy phát triển đô thị theo hướng xanh, bền vững

(03/04/2024 07:56:AM)

Nước đã cạn

(30/03/2024 06:46:AM)

Bảo vệ môi trường – Nền tảng để phát triển kinh tế bền vững

(28/03/2024 07:08:AM)

Chuyển đổi xanh trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

(26/03/2024 05:49:AM)

Một số suy nghĩ về chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ “nâu” sang “xanh”, từ khai thác thâm dụng tài nguyên thiên nhiên sang phát triển dựa vào hệ sinh thái, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn - Từ phân tích thực

(25/03/2024 06:28:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE