Ngày 29/5, Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam phối hợp với đại học Xây dựng tổ chức hội thảo với chủ đề: “Giải pháp cho công trình
Các đại biểu cho rằng, phát triển xây dựng xanh là một bộ phận gắn liền với việc phát triển bền vững môi trường đô thị và nông thôn, đóng góp quan trọng cho
phát triển bền vững của đất nước.
Trong lĩnh vực kiến trúc, việc đảm bảo thiết kế của công trình thích ứng với điều kiện khí hậu địa phương, từ đó có thể tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước, giảm tác động xấu đến
môi trường. Tuy nhiên, hiện nay các công trình xanh của chúng ta mới chỉ đang ở mức khởi đầu nghiên cứu, thực nghiệm.
Thêm vào đó là sự nhận thức chưa đầy đủ, rõ ràng của các nhà xây dựng, đầu tư khiến cho các công trình này vẫn đang chiếm con số khiêm tốn.
“Phần đông chỉ hiểu công trình xanh theo nghĩa đơn giản đó là những công trình đảm bảo tính xanh, nhìn thấy được màu xanh là trồng cây xanh, lá xanh, mà không hiểu được công trình xanh bao hàm cả yếu tố bền vững, sự tồn tại của con người với công trình. Chính vì vậy, chúng ta cần phải đẩy mạnh công tác truyền thông hơn nữa về vấn đề này” Phó Chủ nhiệm Khoa Kiến trúc Quy hoạch, trường Đại học Xây dựng Nguyễn Ngọc Anh nói.
Còn theo GS.TS Phạm Ngọc Đăng - Chủ tịch Hội đồng Xây dựng Xanh Việt Nam, muốn phát triển công trình xanh nhanh và vững chắc thì chúng ta cần phải đào tạo lại, bổ túc kiến thức đối với các kiến trúc sư, các kỹ sư xây dựng, các kỹ sư môi trường tương lai về các kỹ năng và nguyên tắc thiết kế. Từ đó hình thành một đội ngũ chuyên gia năng động, từ đó làm nền tảng cho sự thành công của các sáng kiến về công trình xanh ở Việt Nam.
Theo đó, mục tiêu phát triển công trình xanh ở nước ta đến năm 2020 phải đạt tỷ lệ khoảng 30% số lượng các công trình được đầu tư xây dựng mới và sửa chữa bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Phấn đấu đến năm 2030 có khoảng một nửa số lượng các công trình xây dựng mới đạt yếu tố xanh.