quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

Hai thời kỳ của Văn minh Biển

Thứ Bảy, 15/07/2017 | 09:21:00 AM

(VACNE) – Văn minh Biển gồm 2 thời kỳ: Thời kỳ “Mông muội” quan niệm Biển là thùng rác khổng lồ và Thời kỳ Văn minh quan niệm Biển là nồi cơm, là ngôi nhà của chúng ta

1. Thời kỳ “Mông muội”: quan niệm Biển là thùng rác khổng lồ

"Đến năm 2050 rác thải nhựa sẽ nhiều hơn cá nếu xét về trọng lượng ở đại dương", đó là lời cảnh báo được đưa ra tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới hôm 19/1/2017.

Việt Nam có tới 60 - 70% lượng chất thải ra biển bắt nguồn từ đất liền. Ước tính mỗi năm, tổng nguồn thải từ lục địa đưa ra vùng biển ven bờ lên đến 3 triệu tấn COD; 1,83 triệu tấn BO; 270 triệu tấn TSS; 1,6 triệu tấn dầu mỡ; 16 nghìn tấn hóa chất bảo vệ thực vật và khoảng 47 nghìn tấn kim loại nặng các loại.

Nông nghiệp được xem là ngành có lượng chất thải gây ô nhiễm biển lớn nhất với khoảng 2,21 triệu tấn COD, 1,49 triệu tấn BOD mỗi năm. Đặc biệt đã có khoảng 15,5 nghìn tấn hóa chất bảo vệ thực vật và 6,4 triệu tấn vật chất hữu cơ đổ ra biển hàng năm.

Những năm gần đây, các tỉnh ven biển Việt Nam phát triển mạnh công nghiệp, xây dựng 18 Khu kinh tế biển tập trung, gần 500 khu, cụm, điểm công nghiệp cùng với hàng nghìn cơ sở sản xuất công nghiệp rải rác, đã phát sinh các nguồn thải rất lớn từ hoạt động sản xuất công nghiệp ở các tỉnh ven biển, và không it nguốn thải trong số đó đã được đổ thẳng ra biển (Xem thêm: http://www.baotainguyenmoitruong.vn/tai-nguyen-va-cuoc-song/201703/bien-khong-phai-thung-rac-2786826/)

2. Thời kỳ Văn minh: quan niệm Biển là nồi cơm, là ngôi nhà của chúng ta

(i) Hoàn thiện dần cơ sở luật pháp

Kể từ khi nhận thức được vai trò quan trọng của biển đối với cuộc sống vào những năm 1980, nhiều sáng kiến đã xuất hiện rải rác trên giới. Cơ sở luật pháp bảo vệ Môi trường Biển Đảo cũng đã được xây dưng. Những hành động này mở đầu cho thời kỳ thứ 2 của Văn minh Biển.

Điển hình là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại do ô nhiễm dầu 1992 (CLC 1992), Công ước MARPOL về phòng ngừa ÔNMT biển do tàu gây ra, Công ước về ngăn chặn ÔNMT biển do các hoạt động nhận chìm, Công ước quốc tế về hợp tác, chuẩn bị và ứng phó sự cố tràn dầu (OPRC), Công ước quốc tế về trách nhiệm bồi thường thiệt hại gây ra do vận chuyển các chất độc hại trên biển (HNS), Công ước Đa dạng sinh học (CBD). Các công ước này có những quy định cụ thể về bảo tồn, BVMT và HST biển mà các quốc gia thành viên phải tuân theo.

Ngoài các điều ước quốc tế nêu trên, đã xuất hiện các quy định luật pháp của nhiều nước về môi trường biển như: Luật Quản lý vùng bờ, Luật Quản lý môi trường biển (Hàn Quốc); Luật Quản lý các khu vực biển, Luật BVMT biển (Trung Quốc); Luật Kiểm soát ô nhiễm biển (Đài Loan); Luật Phòng chống ô nhiễm và thiên tai biển (Nhật Bản); Luật Quản lý vùng bờ và các đảo nhỏ (Inđônêxia); Luật Quản lý vùng bờ (Mỹ) và Luật Quản lý tổng hợp vùng bờ (Nam Phi)…

Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 xác định kinh tế biển là mũi nhọn. Cùng với Luật Biển Việt Nam năm 2012, Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015 đã được ban hành nhằm bảo đảm cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập với thời kỳ thứ 2 của nền Văn minh biển Quốc tế

(ii) Một vài sáng kiến ở nước ngoài

Nhiều doanh nghiệp Đức đang cùng nhau xây dựng một hệ thống thu gom và tái chế rác thải nhựa trên biển .Nhiều con tàu cũ được cải tạo lại và trang bị lưới vớt nhựa sẽ chạy vào những vùng biển chứa nhiều rác nhựa nhất để thu gom. Sau đó lượng rác thải này sẽ được tái chế hoặc tạo ra năng lượng trên một con tầu chuyên dụng.

Thay vì trôi dạt khắp nơi làm ô nhiễm biển và đe dọa các loài thủy sinh, rác thải đại dương đang được thu gom để đúc thành những viên gạch xây nhà. Kỹ sư Peter Lewis ở New Zealand sáng chế ra chiếc máy có khả năng biến rác nhựa thành gạch, không cần chất kết dính

Được thiết kế bởi 2 người Úc, Seabin là thùng rác chìm dưới nước, có tác dụng thu gom những thứ rác thải nổi lềnh bềnh trên mặt biển, nhờ cơ chế nước trôi sẽ lôi cuốn rác vào trong.

Theo New Scientist, hiện có ít nhất 224.000 tấn rác thải nhựa trôi nổi trên đại dương, chưa kể 9 triệu tấn nhựa từ những năm 1970. Xoáy rác thải nhựa khổng lồ xuất hiện ở giữa Thái Bình Dương là đối tượng của dự án Dọn sạch Đại dương (Ocean Cleanup) do một tổ chức phi lợi nhuận tại Hà Lan thực hiện.

(iii) Một vài sáng  kiến ở Việt Nam

Việc quy hoạch và vận hành nhiều khu bảo tồn biển đã làm nhận thức của xã hội về Văn minh biển ngày càng cao và đi sâu vào xã hội. Giai đoạn 2010-2015 đã thiết lập và đưa vào hoạt động 16 khu bảo tồn biển: Đảo Trần, Cô Tô (Quảng Ninh); Bạch Long Vĩ, Cát Bà (Hải Phòng); Hòn Mê (Thanh Hóa); Cồn Cỏ (Quảng Trị); Hải Vân - Sơn Trà (Thừa Thiên Huế-Đà Nẵng); Cù Lao Chàm (Quảng Nam); Lý Sơn (Quảng Ngãi); Nam Yết, Vịnh Nha Trang (Khánh Hòa); Núi Chúa (Ninh Thuận); Phú Quý, Hòn Cau (Bình Thuận); Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Phú Quốc (Kiên Giang). Đến năm 2015, có ít nhất 0,24% diện tích vùng biển Việt Nam nằm trong các khu bảo tồn biển và khoảng 30% diện tích của từng khu bảo tồn biển được bảo vệ nghiêm ngặt.

Hoạt động tình nguyện của cộng đồng làm sạch rác biển, thu gom dầu tràn ngày càng được thực hiện nhiều hơn. Ngày 19/6/2017, lễ ra quân cấp toàn quốc chiến dịch “Hãy làm sạch biển” được tổ chức ở bãi biển xã Quảng Vinh, Thanh Hoá, thu hút hàng ngàn tình nguyện viên.Ngày 12/5 tại bãi biển Thuận An (huyện Phú Vang) và bãi biển Vinh Hiền, Lăng Cô (huyện Phú Lộc), 1.500 đoàn viên thanh niên của tỉnh Thừa Thiên Huế đã ra quân làm sạch biển…..

 

Từ tháng 6/2003. Các hộ dân và cơ sở du lịch trên đảo Trí Nguyên trong vịnh Nha Trang đã thu được gần 95% rác phát sinh hàng ngày. Rác được thu gom vào khoảng 100 bao rác (loại bao bố), mỗi bao chừng 10 - 20 kg, gánh xuống tàu chở vào đất liền. Khi đến bến, công nhân thu gom lại gánh xuống địa điểm tập kết, chờ xe của Công ty Môi trường đô thị Nha Trang chở đi bãi chôn lấp rác của thành phố. Trí Nguyên đã trở lại hòn đảo du lịch sạch sẽ và xinh đẹp trong Vịnh Nha Trang. 

Từ năm 1998, Công ty SOS Môi trường - thành viên Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam-; là doanh nghiệp có bề dày kinh nghiệm ứng phó các sự cố tràn dầu, xử lý ô nhiễm dầu, trực tiếp chỉ huy ứng phó các sự cố tràn dầu; tư vấn xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho địa phương và doanh nghiệp; cung cấp trang thiết bị vật tư ứng phó khẩn cấp sự cố tràn dầu và xử lý ô nhiễm dầu cho nhiều khách hàng; tổ chức các khóa đào tạo lý thuyết, tập huấn kĩ năng ứng phó sự cố tràn dầu, nâng cao nhận thức, chuyên môn phòng chống, ứng phó sự cố môi trường cho các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước.

Xuất hiện khi thời kỳ Mông muội bắt đầu suy tàn, thời kỳ Văn minh  ngày càng lan tỏa mạnh mẽ. Giai đoạn chuyển giao này ngắn hay dài tùy thuộc vào ý thức công dân và trách nhiệm của các nhà quản lý. Tuy nhiên không ít nơi trên thế giới và ngay cả trong nước, việc lạm dụng đổ thải ra biển của thời kỳ Mông muội vẫn còn hiện hữu, thậm chí còn được lớn tiếng ca ngợi là giải pháp “phù hợp luật pháp, rẻ, và nhanh” (?!)

Nguyễn Đình Hòe, VACNE

Lượt xem: 2073

Các tin khác

Căn bản về tái hoang dã

(22/04/2024 08:37:AM)

Một nền kinh tế xanh cần nhiều thứ hơn chỉ là trợ cấp

(20/04/2024 06:23:AM)

Thúc đẩy phát triển đô thị theo hướng xanh, bền vững

(03/04/2024 07:56:AM)

Nước đã cạn

(30/03/2024 06:46:AM)

Bảo vệ môi trường – Nền tảng để phát triển kinh tế bền vững

(28/03/2024 07:08:AM)

Chuyển đổi xanh trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

(26/03/2024 05:49:AM)

Một số suy nghĩ về chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ “nâu” sang “xanh”, từ khai thác thâm dụng tài nguyên thiên nhiên sang phát triển dựa vào hệ sinh thái, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn - Từ phân tích thực

(25/03/2024 06:28:AM)

Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam

(24/03/2024 06:05:AM)

Thách thức khi tham gia thị trường tín chỉ carbon

(22/03/2024 07:08:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE