quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

Lợi và hại

Thứ Ba, 07/12/2010 | 07:02:00 AM

Khi những làng mạc, đô thị của miền Trung liên tiếp đắm chìm trong lũ lụt kinh hoàng, người ta mới… “giật mình” nhìn lại các dự án thủy điện mọc lên như “nấm mùa mưa” trong những năm gần đây.

 

 

 ngap lut

Nước dân  cao gây  ngập nhà dân

 

Và người ta lại càng giật mình hơn khi các dự án đều được thẩm định, cấp phép cả. Chỉ có điều người ta có thể tính trước rất nhanh các lợi ích của nhà đầu tư, còn những tác động bất lợi cho các địa bàn dân cư thì chỉ đến khi lũ lụt xảy ra thì giờ mới thấy.

 

Việc phát triển thủy điện để tạo nguồn năng lượng quốc gia, phục vụ phát triển đất nước là hợp lý. Song việc phát triển đó phải nằm trong một quy hoạch tổng thể có tính toán mọi yếu tố tác động. Đó cũng là yêu cầu bắt buộc của sự phát triển bền vững. Vì vậy, đã đến lúc cần rà soát lại toàn bộ quy hoạch mạng lưới thủy điện quốc gia, đặc biệt là các dự án thủy điện vừa và nhỏ. Kiên quyết đình chỉ các dự án không còn phù hợp kể cả đang thi công hoặc đã đi vào hoạt động. Và quan trọng là phải quy về một đầu mối quản lý nhà nước để không rơi vào tình trạng nhiều đầu mối cùng “quản” nhưng không biết quy kết trách nhiệm cụ thể cho ai, dẫn đến việc thẩm định, cấp phép, kiểm tra, giám sát nhiều dự án thủy điện quá lỏng lẻo như thời gian vừa qua.

 

Trong đầu tư phát triển, thẩm định các dự án là một khâu có vai trò rất quan trọng để xác định rằng một dự án sẽ mang lại những hiệu quả gì trong tương lai. Hiệu quả này không chỉ đơn thuần về tài chính, mà còn phải tính đến các khía cạnh kinh tế – xã hội khác như: phát triển công nghiệp phụ trợ, tạo thêm hàng hóa xuất khẩu, tạo thêm công ăn việc làm, đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật, tăng cung cấp nước sạch, điện, cải thiện giao thông, cải thiện cảnh quan, môi trường hoặc không gây ô nhiễm…

 

Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với phát triển bền vững. Do đó, vấn đề có tính nguyên tắc trong việc thẩm định dự án là phải đặc biệt quan tâm đến yếu tố môi trường, phải xem xét các yếu tố tác động đến môi trường và chi phí xử lý môi trường… trước khi thông qua hay cấp phép cho dự án đầu tư. Bởi lẽ, theo lý thuyết khi môi trường thiên nhiên bị phá hoại ở một mức độ giới hạn cho phép nào đó thì còn có thể hồi phục được, tuy nhiên chi phí thường tốn kém hơn lợi ích tài chính và lợi ích kinh tế mà dự án mang lại. Còn nếu môi trường bị tàn phá nhiều hơn mức giới hạn cho phép thì không thể khôi phục được. Khi đó vấn đề môi trường sẽ là một thảm họa cho con người và thiên nhiên. Một khi bỏ qua yếu tố môi trường trong thẩm định các dự án đầu tư, dù là đầu tư nước ngoài hay trong nước, thì ô nhiễm môi trường như đã xảy ra là kết quả tất yếu không thể tránh khỏi.

 

Không nói chi đến những chuyện xa xôi, chỉ cần nhìn lại tình cảnh của người dân Phú Yên, khổ sở với các dự án thủy điện, thì đã có câu trả lời về việc LỢI – HẠI của các dự án ấy là như thế nào?

Quốc Vương

(VFEJ, 6/12/2010)

Lượt xem: 1175

Các tin khác

Tăng cường công tác quản lý tín chỉ carbon nhằm thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định

(07/05/2024 06:52:AM)

Việt Nam ủng hộ có thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhự

(25/04/2024 07:01:AM)

Căn bản về tái hoang dã

(22/04/2024 08:37:AM)

Một nền kinh tế xanh cần nhiều thứ hơn chỉ là trợ cấp

(20/04/2024 06:23:AM)

Thúc đẩy phát triển đô thị theo hướng xanh, bền vững

(03/04/2024 07:56:AM)

Nước đã cạn

(30/03/2024 06:46:AM)

Bảo vệ môi trường – Nền tảng để phát triển kinh tế bền vững

(28/03/2024 07:08:AM)

Chuyển đổi xanh trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

(26/03/2024 05:49:AM)

Một số suy nghĩ về chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ “nâu” sang “xanh”, từ khai thác thâm dụng tài nguyên thiên nhiên sang phát triển dựa vào hệ sinh thái, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn - Từ phân tích thực

(25/03/2024 06:28:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE