quản lý tòa nhà

logo Tri ân Tiền bối VACNE Thi đua Chào mừng Đại hội VIII
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

Phóng sinh cá chép sao cho tái tạo nguồn lợi bảo vệ môi trường

Thứ Bảy, 10/02/2018 | 07:46:00 AM

Thả cá chép thế nào cho vừa đúng ý nghĩa tâm linh, vừa đúng mục đích tái tạo nguồn lợi bảo vệ môi trường không phải ai cũng hiểu biết đầy đủ. Nhiều người không phải thả cá mà đổ, ném, quăng cá hoặc ném luôn cả túi ni lông chứa nước cá xuống ao, hồ.

 

 

Theo VietQ, từ ngày xửa ngày xưa, khi con người vẫn còn sống theo lối du mục, rồi định cư trồng lúa, làm nương, tức là lúc con người biết nấu nướng, làm chín thức ăn, con người đã tin rằng luôn có một vị thần bếp canh giữ, và ban may mắn cho gia đình. Vị thần bếp đó chính là Táo Quân của tục thả cá phóng sinh.


Dịp 23 tháng Chạp người người bê xô, chậu, xách túi nilon chứa cá chép đem ra sông, suối, ao hồ… phóng sinh cho cá hóa rồng chở các Táo quân cưỡi lên chầu Ngọc Hoàng. Theo quan niệm dân gian, cá chép phải được thả trước giờ Ngọ (12h00 trưa ngày 23 tháng Chạp) thì các Táo quân mới kịp lên thiên đình. Do vậy, ngay từ tối 22 và cả ngày 23 tháng Chạp, người người đã đi thả cá ra sông, suối, hồ nước gần nhà.

Vì Táo Quân quanh năm ở trong bếp nên biết hết mọi chuyện xảy ra, dù chuyện tốt hay chuyện dở. Với mong muốn Thần Bếp sẽ “phù hộ” cho gia đình mình được nhiều may mắn, nên hàng năm Tết đến, người ta thường làm lễ tiễn đưa Táo Quân chầu trời một cách long trọng.

Thả cá chép thế nào cho vừa đúng ý nghĩa tâm linh, vừa đúng mục đích tái tạo nguồn lợi bảo vệ môi trường không phải ai cũng hiểu biết đầy đủ. Nhiều người không phải thả cá mà đổ, ném, quăng cá hoặc ném luôn cả túi ni lông chứa nước cá xuống ao, hồ. Như vậy không chỉ làm ô nhiễm môi trường mà còn thể hiện thái độ bất kính, sai ý nghĩa, chuẩn mực với phong tục cổ truyền thiêng liêng của dân tộc.

Thả cá chép đúng là thả từ từ, nhẹ nhàng xuống sông hồ để cá còn có cơ hội được sống. Nhiều người cẩn thận còn thắp hương cầu khấn những điều tốt lành cho bản thân, gia đình rồi mới từ từ để cá chép bơi xuống mặt nước với lòng thành kính, thiêng liêng nhất. Có như vậy mới mong tìm được sự bình an trong tâm linh và bảo vệ môi trường sống xung quanh.

Cá chép là phương tiện duy nhất có thể đưa Táo Quân về trời. Bởi thế, vào ngày này, sau khi làm lễ xong, các gia đình đều cúng con cá chép rồi đem ra sông hay ra ao thả, ngụ ý “cá hóa long”, nghĩa là cá sẽ hóa rồng, vượt vũ môn, làm phương tiện cho Táo quân cưỡi về trời.

Ngoài ra, trong tâm thức người Việt, “cá vượt Vũ môn” hay “cá chép hóa rồng” còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí chinh phục tri thức để đi tới thành công, biểu trưng cho nhân cách thanh cao tiềm ẩn hoặc hướng đến một kết quả tốt đẹp.

Báo Gia đình & Xã hội dẫn lời các chuyên gia tâm linh cho rằng, người dân không lo phóng sinh cá xong sẽ bị người khác vợt bắt lại, hãy nhìn theo hướng tích cực là: Cá sắp chết thì cho cá thêm một cơ hội sống, còn sống bao lâu phụ thuộc nhiều yếu tố khác nữa.

Thả cá nhiều, hay thả ít cá thì con số không phân lượng lớn nhỏ. Công đức phóng sinh cũng không phụ thuộc vào việc thả con cá to, hay thả cá nhỏ, mà phụ thuộc vào tâm rộng mở của người phóng sanh. Vì vậy có thể thả 3-5 con cá, hoặc mua nhiều cá giống phóng sinh.

Các chuyên gia tâm linh cho rằng, phóng sinh cá trước hết phải xuất phát từ lòng từ bi, bằng cái tâm chứ đừng theo phong trào, làm việc bằng chánh kiến chứ không chạy theo số đông… Không nên mong cầu thả cá để có lộc, hay vụ lợi, đầu cơ công đức... kẻo việc làm thì tốt, nhưng hiệu quả lại rất hạn chế.

Kinh nghiệm thả cá phóng sinh cho thấy:

- Chọn mua những con cá chép khỏe mạnh (bơi nhanh, quẫy mạnh, không tróc vẩy) thì mới sống được lâu ở nơi nước lạ.

- Nghi lễ phóng sinh cần nhanh gọn, rồi nhanh chóng đưa cá đi thả, kẻo cá sợ hãi, ngột ngạt, tù túng dễ bị chết.

- Tinh thần, thái độ khi đi phóng sinh cá cần vui vẻ, thoải mái, luôn tâm niệm phóng sinh cá là việc thiện lành, phúc đức. Trong lúc thả cá nên nghĩ là mình đang đơn thuần cứu vớt chúng là được.

- Không nhất thiết phải thả ở ao, hồ gần chùa chiền, chỉ cần tìm nơi ít người câu cá để tránh lòng tham săn bắt cá để tránh tạo thêm nghiệp chướng cho họ.

- Tìm hiểu môi trường định thả cá chép chất lượng nước có ô nhiễm không, nông hay sâu, có thích hợp để cá chép sống lâu không? Không nên thả cá nơi ao tù nước đọng, hay sông suối ô nhiễm vì cá sẽ ít cơ hội để sống sót.

- Thả cá chép phải thả từ từ, nhẹ nhàng xuống ở nhiều nơi. Hãy nhẹ nhàng thả từng con, thả xuống ở nhiều nơi, không nên thả tập trung nhiều một chỗ để tránh những va chạm mạnh có thể làm cá chết. Thả cá mang theo sự thành kính chứ không phải vứt xuống ao hồ làm cho có lệ.

- Sau khi thả cá nên lưu lại một chút xem cá đã bơi khuất đi chưa, tránh tình trạng cá mắc kẹt, hoặc chưa kịp định hướng nên bơi ngược, bị sóng xô dạt lại vào bờ.

Lưu ý:

Không nên mua loài phóng sinh nhiều lần ở một cá nhân, địa điểm và không có tính chất định kỳ… để tránh chúng sinh bị đánh bắt lại.

Dân gian còn kiêng phóng sinh cá thì không nên ăn cá ngay ngày hôm đó (thể hiện tâm từ bi không phân biệt chỗ cứu, chỗ ăn).

Theo quan niệm dân gian, cá chép nên thả trước giờ Ngọ (12 giờ trưa ngày 23/12) để Táo quân có đủ thời gian lên chầu trời.

-Thả cá ngoài sông hồ lớn, suối tự nhiên… Không nên đổ cá lại vào ao nhà mình vì như thế không phải là phóng sinh.

-Thả cá xong đi về, cả ngày hôm đó không nên đi qua nơi thả cá nữa.

-Không nên xem ngày giờ tốt xấu, hay chờ khi có lễ lớn mới phóng sinh để có nhiều phúc đức – đó là mê tín.

 

Thanh Thảo (moitruong.com.vn/TH)

Lượt xem: 1947

Các tin khác

Bảo vệ môi trường – Nền tảng để phát triển kinh tế bền vững

(28/03/2024 07:08:AM)

Chuyển đổi xanh trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

(26/03/2024 05:49:AM)

Một số suy nghĩ về chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ “nâu” sang “xanh”, từ khai thác thâm dụng tài nguyên thiên nhiên sang phát triển dựa vào hệ sinh thái, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn - Từ phân tích thực

(25/03/2024 06:28:AM)

Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam

(24/03/2024 06:05:AM)

Thách thức khi tham gia thị trường tín chỉ carbon

(22/03/2024 07:08:AM)

Vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

(17/03/2024 06:53:AM)

Thúc đẩy chi trả dịch vụ hệ sinh thái biển và đất ngập nước tại Việt Nam

(10/03/2024 07:49:AM)

Giảm dấu chân carbon - hướng tới net zero

(06/03/2024 04:46:AM)

Doanh nghiệp và xu thế chuyển đổi xanh

(21/02/2024 09:11:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE