quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

Rác phế liệu tìm đường vào Việt Nam: Lời dụ ngọt!

Thứ Ba, 04/09/2018 | 09:19:00 AM

Theo bà Bùi Thị An, lợi ích kinh tế chỉ là một phần nhỏ, không đủ bù đắp cho thiệt hại môi trường nếu mở cửa cho rác phế liệu.

Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA) trong văn bản mới đây gửi các bộ ngành liên quan đã đề nghị sửa đổi một loạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu nhựa nhập khẩu, đồng thời thành lập Quỹ tái sinh môi trường để thu phí doanh nghiệp.

Mức phí mà Hiệp hội đề xuất thu đối với các nhà nhập khẩu dự kiến vào khoảng 50.000 đồng/tấn đến 100.000 đồng/tấn. Với mức thu này, mỗi năm, quỹ có thể thu được từ 500 tỷ đồng đến 1.000 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, 4 doanh nghiệp sản xuất giấy có vốn đầu tư nước ngoài gồm Công ty TNHH Cheng Loong Bình Dương Paper, Công ty TNHH Xưởng Giấy Chánh Dương, Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam và Công ty TNHH Giấy Kraft Vina có văn bản kiến nghị Chính phủ cho giữ lại mặt hàng giấy phế liệu chưa phân loại trong danh mục phế liệu được nhập khẩu từ nước ngoài.

Nguyên nhân 4 doanh nghiệp trên gửi văn bản lên lãnh đạo Chính phủ là do Bộ Tài nguyên và Môi trường có dự định loại bỏ giấy phế liệu chưa phân loại ra khỏi danh mục phế liệu được nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, chỉ giữ lại 3 mặt hàng khác.

Bày tỏ quan điểm về những đề xuất trên, PGS.TS Bùi Thị An, Viện trưởng Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển cộng đồng, nguyên Ủy viên Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, thẳng thắn cho rằng tuyệt đối không thể đồng ý với những đề xuất này bởi bài toán được-mất đã quá rõ ràng.

Về đề xuất của 4 doanh nghiệp sản xuất giấy, đi sâu phân tích cụ thể, bà Bùi Thị An cho biết, giấy là ngành công nghiệp đứng đầu bảng về gây ô nhiễm (theo xếp loại của CCCP). Việc sử dụng giấy phế liệu bao giờ cũng có công đoạn tẩy mực in trên giấy phế liệu, nước thải có hàm lượng POPs (chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy), tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường rất lớn cho Việt Nam.

Chưa kể, việc các doanh nghiệp xin nhập giấy phế liệu chưa phân loại, theo bà An càng không chấp nhận được. Việc phân loại phải được thực hiện ở đầu nguồn chứ không phải đến Việt Nam mới làm bởi nó lại thêm một lần nữa khiến Việt Nam hứng chịu hậu quả về môi trường. 

Rac phe lieu tim duong vao Viet Nam: Loi du ngot!
Rác thải phế liệu tồn ở cảng. Ảnh: NLĐ


"Tại sao các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài không tái chế phế liệu tại nước họ mà lại đưa sang Việt Nam làm chuyện đó? Vì ở các quốc gia ấy đều đã siết việc nhập khẩu phế liệu, lợi ích kinh tế mang lại không đủ bù đắp cho thiệt hại môi trường. Các doanh nghiệp tái chế có chút lợi nhuận nhưng hậu quả về môi trường Việt Nam phải gánh chịu", vị nguyên Ủy viên Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội chỉ rõ.

Tương tự, đối với đề xuất thành lập Quỹ tái sinh môi trường để thu phí doanh nghiệp, bà Bùi Thị An đặt câu hỏi ngược lại: Mục tiêu thành lập quỹ để làm gì? và nói thẳng không thể đồng ý bởi thành lập quỹ chẳng khác nào mở đường cho phế liệu vào Việt Nam.

"Số tiền mà quỹ thu lại được hàng năm không thấm tháp gì so với những mất mát về môi trường. Quỹ nào bù đắp được cho sức khỏe, sinh mệnh của người dân?

Nếu bây giờ nhượng bộ, liệu một đồng lợi nhuận kinh tế có kéo lại được 10 đồng của bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và bù cho dân, đặc biệt là tính mạng của dân bị ảnh hưởng vì môi trường bẩn, không chỉ thế hệ này mà còn nhiều thế hệ sau, chất lượng nguồn lực về sau của Việt Nam? Vì môi trường, vì sức khỏe lâu dài, vì chất lượng nguồn lực và sự phát triển bền vững của Việt Nam, không thể đánh đổi như vậy được", bà Bùi Thị An nói.

Bà bày tỏ sự hoan nghênh khi trong thời gian gần đây, các cơ quan "gác cổng" Chính phủ như Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công thương... đã quán triệt tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ "kiên quyết không vì phát triển kinh tế mà đánh đổi môi trường". Các cơ quan này đã có những kiến nghị nhằm siết chặt việc nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam, tiến tới cấm nhập cho thấy tầm nhìn xa, lâu dài và vì dân. 

"Rác phế liệu trong giai đoạn qua đã gây cho Việt Nam nhiều hậu họa, hậu họa trước mắt và hậu họa lâu dài. Hậu họa trước mắt là gây ô nhiễm ngay ở từng vùng, từng miền và giờ hàng ngàn container nằm chết ở các cảng không có người nhận.

Về lâu dài, nó gây ô nhiễm tích tụ bởi rác thải này không thể phân hủy được. Mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam có 3 trụ cột: kinh tế, xã hội và an sinh, trong đó vấn đề môi trường ảnh hưởng rất nhiều đến an sinh xã hội, làm tăng bệnh tật. Hiến pháp cũng đã quy định người Việt Nam đều có quyền sống trong môi trường trong lành, muốn vậy tất cả mọi yếu tố không được gây ô nhiễm.

Chính vì thế, các bộ, ngành phải kiên quyết đề nghị Chính phủ không nhượng bộ những chuyện đó, không thể biến Việt Nam thành bãi rác. Tôi cũng là một người dân và tôi trông chờ ở những quyết định mạnh dạn vì quyền lợi chung của đất nước, của nhân dân.

Bên cạnh đó, cần phải giám sát ở tất cả các khâu, không thể để xảy ra tình trạng trên bảo, dưới vẫn lách luật. Phải quy rõ trách nhiệm của người đứng đầu từng địa phương và từng ngành, ai làm trái thì phải xử lý nghiêm minh", bà Bùi Thị An kiến nghị.

  • Thành Luân

(baodatviet.vn)

Lượt xem: 1285

Các tin khác

Việt Nam ủng hộ có thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhự

(25/04/2024 07:01:AM)

Căn bản về tái hoang dã

(22/04/2024 08:37:AM)

Một nền kinh tế xanh cần nhiều thứ hơn chỉ là trợ cấp

(20/04/2024 06:23:AM)

Thúc đẩy phát triển đô thị theo hướng xanh, bền vững

(03/04/2024 07:56:AM)

Nước đã cạn

(30/03/2024 06:46:AM)

Bảo vệ môi trường – Nền tảng để phát triển kinh tế bền vững

(28/03/2024 07:08:AM)

Chuyển đổi xanh trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

(26/03/2024 05:49:AM)

Một số suy nghĩ về chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ “nâu” sang “xanh”, từ khai thác thâm dụng tài nguyên thiên nhiên sang phát triển dựa vào hệ sinh thái, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn - Từ phân tích thực

(25/03/2024 06:28:AM)

Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam

(24/03/2024 06:05:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE