quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

Sao không xây dựng “nền kinh tế cacbon thấp” ở Tây Nguyên?

Thứ Tư, 08/12/2010 | 11:41:00 AM

Tại sao ta không thể sản xuất nhiên liệu, vật liệu từ nguồn gốc thực vật? Tây Nguyên hội đủ điều kiện để xây dựng “nền kinh tế cacbon thấp”...

 

 Cánh đồng Tây Nguyên (Ảnh: Ng. Quang Binh-hansuvn)
 
Tây nguyên là một địa bàn chiến lược của Việt nam và vùng Đông Nam Á. Ở đây là nơi tiếp giáp của ba nước Đông dương với dãy Trường Sơn như là một xương sống chính.
Tây Nguyên còn là một vùng rộng lớn có nguồn tài nguyên thực vật phong phú, đặc biệt là rừng và cây công nghiệp. Tây nguyên còn là mái nhà chung của gần 44 dân tộc anh em với tổng dân số ước tính 6 triệu người đang sinh sống tại đây.
Có thể thấy rằng các tỉnh Tây Nguyên chỉ mới phát triển một phần rất nhỏ tài nguyên thiên nhiên của mình. Phần rất lớn, đó là tài nguyên thực vật chưa được khai thác và sử dụng. Ngoại trừ một số cây công nghiệp đã được sử dụng khá tốt như chè, cà phê, gỗ, cao su, đa phần còn lại chưa trở thành thế mạnh hay thương hiệu của Tây Nguyên.
Khái niệm “nền kinh tế tốn ít cacbon”  hay còn gọi là “nền kinh tế cacbon thấp”  được các nhà khoa học đưa ra trong vòng vài năm trở lại đây. Đây là một  chủ đề nghiên cứu trong các viện, trường của nhiều quốc gia có nền khoa học công nghệ tiên tiến.
Có thể nói rằng  hai thế kỷ đã qua, loài người đã đã đạt được những thành tựu tuyệt vời trong khoa học kỷ thuật và công nghệ. Sự phát triển đó, dựa trên nền tảng nguyên liệu hóa thạch - than và dầu mỏ. Từ nguyên liệu này, một nền kinh tế phát triển liên tục đã hình thành và đưa loài người đến ngày nay. Tuy nhiên, hai trăm năm sau, trái đất bắt đầu trả giá cho sự tiến bộ đó: Môi trường và sự thay đổi khí hậu đang là những vấn đề bức xúc. Cùng với đó là các cuộc chiến tranh lớn nhỏ để tranh giành nguồn nguyên liệu.
Vấn đề đặt ra là tại sao ta không thể sản xuất nhiên liệu, vật liệu từ nguồn gốc thực vật - tiền thân của than đá và dầu mỏ - khi chúng còn đang sống và có thể tái tạo dễ dàng? Sản xuất nguyên vật liệu và nhiên liệu trong nền kinh tế cacbon thấp có một đặc điểm khá thú vị là: Nguyên liệu không mất đi, mà có thể tái tạo; các loại gỗ như pơ-mu, thông, bạch đàn hay các loại gỗ nhóm có hương khác như dó bầu; không tốn nhiều năng lượng và ít phác thải làm ô nhiễm môi trường; giá thành thấp so với nguyên liệu đi từ dầu mỏ; sản xuất nguyên liệu không chỉ bảo vệ môi trường mà còn góp phần tăng trưởng kinh tế một cách bền vững.
Đừng “lấy đá ghè chân mình”  
Đặc điểm của các tỉnh Tây Nguyên là rừng và cây công nghiệp. nhưng để sản xuất một tấn nhôm thành phẩm, cần một lượng than theo tỷ lệ 1 tấn than / 1 tấn nhôm. Như vậy, mỗi dự án cần khoảng 300-400 nghìn tấn than mỗi năm trong giai đoạn đầu, và sẽ tốn gấp đôi trong giai đoạn sau. Tây Nguyên không có than, cả nước đang thiếu điện, bán được nhôm, nhưng chuốc về sự tiêu tốn năng lượng ghê gớm. Đó là chưa nói đến ô nhiễm không khí và hàng ngàn hecta đất bị cày xới... Xây dựng thủy điện nhỏ, nhưng phá rừng, làm đường thì lớn. Điện thu được không biết có giá trị bao nhiêu, nhưng hủy hoại môi trường và thiệt hại kinh tế thì đã thấy.

Chúng tôi không có ý định phản bác những việc đã làm, chỉ đưa ra ví dụ để thấy rằng, nếu không có sự đồng bộ giữa các giải pháp, chúng ta sẽ “lấy đá ghè chân mình”. Vì vậy, nền kinh tế cacbon thấp sẽ là cứu cánh và nên bắt tay từ bây giờ, khi còn chưa muộn.
Hơn mười năm trước đây, chúng tôi cũng đã đặt vấn đề tương tự cho vùng núi phía Bắc và bắt tay vào nghiên cứu công nghệ này, lấy kinh tế rừng làm trọng tâm.
Các nhà thực vật học đã chỉ ra rằng, trên các vùng cao của miền Bắc cũng như của Tây Nguyên, hiện đang có hàng ngàn loại cây cho dầu, cây cho hạt lấy dầu có thể trồng thành rừng. Những cánh rừng như vậy sẽ là nguồn nguyên liệu phong phú cho nền kinh tế cacbon thấp.
Nền công nghiệp đi từ thực vật
Trồng hoa để xuất khẩu, để sản xuất tinh dầu và hương liệu tự nhiên đáng ra phải là một thế mạnh của Tây Nguyên. Về khí hậu và thổ nhưỡng, đây phải là thủ đô của của các loại hoa, trung tâm của nước hoa và tinh dầu tự nhiên. 
Các tỉnh Tây Nguyên chưa có ngành công nghiệp này, cả trong trồng nguyên liệu lẫn sản xuất. Nếu chỉ trồng nguyên liệu mà không có phần chế biến, nghĩa là chỉ bán nguyên liệu thô, sẽ giảm đáng kể lợi nhuận, không phát triển sản xuất. Công nghệ sản xuất các sản phẩm dạng này không đòi hỏi phải tạo ra một khu công nghiệp  hay những nhà máy lớn.
Nhận thấy các sản phẩm từ gỗ đã và đang được chế biến, còn một lượng lớn phế thải như dăm bào, cành nhánh thường  dùng làm củi đốt hay bỏ cho hoai mục- là sự lãng phí lớn nguồn tài nguyên mà thiên nhiên đã ban tặng cho vùng này, chúng tôi đã nghiên cứu tách chiết và tạo ra tinh dầu nguyên chất với chất lượng cao từ các loại gỗ như pơ-mu, thông, bạch đàn hay các loại gỗ nhóm có hương khác như dó bầu.
Công nghệ mới trong chế biến các loại tinh dầu này không đòi hỏi nhiều năng lượng như chưng cất lôi cuốn hơi nước, mà sử dụng CO2 hay các dung môi tạo ra từ sản phẩm địa phương. Việc trồng cây cho hạt có dầu trên những vùng đồi  không chỉ tăng cường diện tích phủ xanh đất trống đồi trọc, mà còn tạo ra nguyên liệu cho việc sản xuất nhiên liệu sinh học, thuốc trừ sâu sinh học, phân bón sinh học, thức ăn gia súc. Tất cả các sản phẩm này có thể tạo ra ở vùng Tây nguyên và phục vụ ngay cho Tây Nguyên với công nghệ không bả thải của Viện Khoa học vật liệu ứng dụng. Trong quá trình sản xuất biodiesel, phần bả có thể lên men để sản xuất cồn sinh học mà không cần phải đi từ sắn. Sản phẩm của nó là cồn và CO2 sạch, sử dụng cho thực phẩm và chiết xuất hương liệu, tinh dầu.
Viện Khoa học vật liệu ứng dụng có thể lập dự án, xây dựng và chuyển giao công nghệ chiết, tinh chế, tạo sản phẩm và đào tạo nhân lực cho mục đích khai thác trên.
Mỏ nhiên liệu xanh đừng bỏ phí

Tham quan khu trồng cây dầu mè (Ảnh tư liệu: T.X. Du)
Đừng cho rằng Tây Nguyên không phải là nơi không có tiềm năng sản xuất nhiên liệu. Trái lại, trong nền kinh tế cacbon thấp, Tây nguyên sẽ là nơi sản xuất nhiên liệu chính. Từ các loại cây, cành nhánh hay rừng nguyên liệu, có thể sản xuất xenlulozo.  Trên cơ sở này, những sản phẩm quan trọng sau đây đã được cho ra đời xenluluzo (có thể chuyển hóa thành xăng sinh học); sợi Triaxetat, Diaxetat phục vụ cho công nghiệp dệt may; Polymer phân hủy sinh học trên cơ sở xenluluzo; glyxerin tinh bột từ bả thải trong sản xuất nhiên liệu sinh học (biodiesel)…

Các kết quả trên đây được thực hiện trong suốt 20 năm qua với những đề tài nghiên cứu các cấp và hợp đồng ứng dụng cho nhiều cơ sở sản xuất ở Cần Thơ; Bình Phước; Bình Dương từ năm 1985 đến nay.
Các qui trình công nghệ nói trên được thực hiện theo nguyên tắc không có bả thải rắn, không có nước thải tập trung nên không tốn kém cho công tác xử lý. Nguyên tắc công nghệ: Chất thải của sản phẩm này là nguyên liệu cho sản phẩm khác. Các hóa chất cơ bản trong quá trình sản xuất như NaOH, H2SO4, HCl… đều được đưa về dạng muối để tái sử dụng. Dung môi hữu cơ chủ yếu là cồn, nước, Axit axetic…,vì vậy, đây là những công nghệ xanh.
Các công nghệ và kết quả trên đây của chúng tôi đã minh chứng hướng nghiên cứu phục vụ nền kinh tế cacbon thấp trong tương lai là hiện thực và đáp ứng được xu thế thời đại. Nền kinh tế cacbon thấp chắc chắn sẽ là giải pháp hữu ich cho loài người, trong đó có Tây Nguyên- nơi có nguồn nguyên liệu thực vật dồi dào.
Hy vọng rằng trong chính sách phát triển Tây Nguyên sắp tới của Nhà nước cũng như của các tỉnh, có chỗ đứng cho xứng đáng cho nó.
Hồ Sơn Lâm - baodatviet.vn
 
 

Lượt xem: 1415

Các tin khác

Tăng cường công tác quản lý tín chỉ carbon nhằm thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định

(07/05/2024 06:52:AM)

Việt Nam ủng hộ có thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhự

(25/04/2024 07:01:AM)

Căn bản về tái hoang dã

(22/04/2024 08:37:AM)

Một nền kinh tế xanh cần nhiều thứ hơn chỉ là trợ cấp

(20/04/2024 06:23:AM)

Thúc đẩy phát triển đô thị theo hướng xanh, bền vững

(03/04/2024 07:56:AM)

Nước đã cạn

(30/03/2024 06:46:AM)

Bảo vệ môi trường – Nền tảng để phát triển kinh tế bền vững

(28/03/2024 07:08:AM)

Chuyển đổi xanh trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

(26/03/2024 05:49:AM)

Một số suy nghĩ về chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ “nâu” sang “xanh”, từ khai thác thâm dụng tài nguyên thiên nhiên sang phát triển dựa vào hệ sinh thái, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn - Từ phân tích thực

(25/03/2024 06:28:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE