quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

Tác hại của đập thủy điện trên sông MêKông

Thứ Tư, 24/11/2010 | 09:31:00 AM

Sau một thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng, tháng qua, Ủy ban sông Mêkông (MRC) đã đưa ra báo cáo về môi trường sông Mêkông, trong đó cảnh báo về những tác động nguy hại về việc xây các đập thủy điện.



Một số loài cá lớn sẽ bị đẩy tới bờ tuyệt chủng nếu xây dựng Nhagf máy thủy điện trên sông Mê Kông

Theo nhận định của các chuyên gia đúc kết trong báo cáo (của MRC) thì Campuchia là quốc gia chịu tổn thất nặng nề về sản lượng cá. Tài liệu viết, hơn một triệu người dân sống tùy thuộc vào đánh bắt cá thiệt hại rất nhiều do mất đi 300.000 tấn cá mỗi năm.

Eric Baran, nhà khoa học nghiên cứu lâu năm về cá tại Trung tâm Cá thế giới có văn phòng tại Phnôm Pênh, đưa ra nhận định như sau: Sự tổn thất về lượng cá là nghiêm trọng cho nhiều gia đình sống lệ thuộc vào con cá và dòng sông và còn có thể tạo ra nguy hại cho chương trình an ninh thực phẩm của cả quốc gia bởi vì hơn 50% chất đạm tiêu thụ tại Campuchia có nguồn gốc từ con cá sinh sống trong dòng sông Mêkông.

Hiện tại có 12 dự án xây đập thủy điện ở vùng hạ lưu sông Mêkông nằm ở 3 nước Thái Lan, Lào và Campuchia. Riêng ở Campuchia, chính quyền đang bàn bạc có thể tiến hành thực hiện xây dựng hai đập thủy điện, một là đập Sambor thuộc huyện Sambor tỉnh Kratie, hai là đập Stung Treng thuộc địa phận tỉnh Stung Treng ở sát Nam Lào. Do có thể gây nên các hiểm họa trong tương lai, nên nhiều chuyên gia về môi trường đã đề nghị với các quốc gia thuộc khu vực hạ nguồn Mêkông nên trì hoãn trong thời hạn 10 năm bất cứ quyết định nào liên hệ đến dự án xây dựng đập để có thời gian nghiên cứu thêm ảnh hưởng đến môi trường sống.

Khi đến Hà Nội cuối tháng 10/2010 trong tư cách khách mời của Diễn đàn Đông Á (EAS), Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đồng ý với các khuyến cáo trong tài liệu nghiên cứu về ảnh hưởng của đập và bà nói nên tạm ngưng xây dựng để có thời giờ khảo sát thêm cho  chắc chắn. Tuy nhiên, nhiều người vận động tích cực bảo vệ môi trường sông Mêkông phát biểu là chương trình xây bất kỳ con đập nào trên sông Mêkông đều ngầm chứa sự phá hủy các nỗ lực của khu vực trong chương trình giảm bớt nghèo khó và nạn thiếu ăn.

Bà Ame Trandem, người vận động cho sông Mêkông thuộc tổ chức "Các Con sông Quốc tế" kêu gọi toàn khu vực tạm ngưng xây dựng các đập thủy điện, bởi vì các công trình này sẽ làm thay đổi dòng chảy tự nhiên và là bức tường ngăn chặn tuyến đường di thực của nhiều loài cá quan trọng đang sinh sống. Bà Ame Trandem còn cho biết cố gắng thay thế nguồn đạm kiếm được từ cá bằng các nguồn dinh dưỡng khác là việc làm hết sức tốn kém và phức tạp. Cạnh đó khi xây dựng đập có thể tạo ra một số lợi nhuận nhất định nhưng tiếc thay nó lại không đến tay dân nghèo.

Alan Brooks, Giám đốc Văn phòng "Trung tâm Cá Thế giới" ở Phnôm Pênh nói các sáng kiến đưa ra nhằm giảm bớt tác động tiêu cực gây ra từ các đập thủy điện sẽ đòi hỏi vốn đầu tư rất nhiều. Ngay cả nếu sự cung cấp cá được gia tăng bằng cách nhập khẩu với giá rẻ hay bằng các phương cách khác thì người nghèo từ trước đến nay sống tùy thuộc vào cá và dòng Mêkông cũng không hưởng được lợi ích. Châu thổ Mêkông là một vùng nước vừa có môi trường thiên nhiên tươi đẹp vừa có nguồn cung cấp cá và thủy sản dồi dào lại rẻ, nay nếu xây dựng đập thủy điện tương tự như hành động hủy diệt nhiều loài cá và buộc dân cư phải chọn một sinh kế khác mà họ không thích, không quen như làm ruộng, chăn nuôi gia cầm.

Nao Thouk, Giám đốc Tổng cục Ngư nghiệp nói cơ quan ông đã nghiêm chỉnh đón nhận bản báo cáo của Ủy ban Sông Mêkông và chính quyền cũng đã cho thành lập nhóm nghiên cứu tất cả ảnh hưởng do các đập gây nên một khi tiến hành xây dựng. Ông cũng nói chính quyền đã tổ chức một hội nghị thảo luận về tác động của dự án đập thủy điện.

Linh Phương

(MONRE, 23/11/2010)

Lượt xem: 2574

Các tin khác

Tăng cường công tác quản lý tín chỉ carbon nhằm thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định

(07/05/2024 06:52:AM)

Việt Nam ủng hộ có thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhự

(25/04/2024 07:01:AM)

Căn bản về tái hoang dã

(22/04/2024 08:37:AM)

Một nền kinh tế xanh cần nhiều thứ hơn chỉ là trợ cấp

(20/04/2024 06:23:AM)

Thúc đẩy phát triển đô thị theo hướng xanh, bền vững

(03/04/2024 07:56:AM)

Nước đã cạn

(30/03/2024 06:46:AM)

Bảo vệ môi trường – Nền tảng để phát triển kinh tế bền vững

(28/03/2024 07:08:AM)

Chuyển đổi xanh trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

(26/03/2024 05:49:AM)

Một số suy nghĩ về chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ “nâu” sang “xanh”, từ khai thác thâm dụng tài nguyên thiên nhiên sang phát triển dựa vào hệ sinh thái, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn - Từ phân tích thực

(25/03/2024 06:28:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE